Mẫu Đơn Đề Nghị Gửi Phường

Mẫu Đơn Đề Nghị Gửi Phường

Trong nhiều trường hợp, cá nhân, tổ chức cần gửi những kiến nghị, đề nghị tới cơ quan công an có thẩm quyền. Theo đó, hình thức ngoài những hình thức kiến nghị bằng điện thoại, phiếu lấy ý kiến, cá nhân, tổ chức có thể kiến nghị bằng đơn kiến nghị (hình thức văn bản).

Trong nhiều trường hợp, cá nhân, tổ chức cần gửi những kiến nghị, đề nghị tới cơ quan công an có thẩm quyền. Theo đó, hình thức ngoài những hình thức kiến nghị bằng điện thoại, phiếu lấy ý kiến, cá nhân, tổ chức có thể kiến nghị bằng đơn kiến nghị (hình thức văn bản).

Nội dung Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

+ Kính gửi: Cơ quan công an cụ thể (thường là cơ quan công an có thẩm quyền tiếp nhận, giải quyết).

– Thông tin người làm đơn: Người làm đơn phải trình bày cụ thể về lý lịch cá nhân của người làm đơn, người có hành vi vi phạm bao gồm:

+ Số chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp;

Nêu diễn biến của vụ việc (thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc)

Thiệt hại mà người có hành vi vi phạm gây ra đối với người bị hại (tỷ lệ thương tật, thương tích như thế nào, thiệt hại kinh tế,…)

+ Yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra (trách nhiệm dân sự)

+ Xử lý hành vi của người xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người làm đơn theo quy định của pháp luật.

Cuối cùng là phần cam đoan những nội dung trình bày trong đơn là đúng sự thật và người làm đơn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước pháp luật về nội dung vừa nêu.

Người làm đơn phải ký tên, ghi rõ họ tên (không được sao chụp chữ ký).

Tham khảo Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an

Quý vị có thể tham khảo các Mẫu đơn kiến nghị (đề nghị) gửi công an dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————

Tên tôi là:…………………………………….Sinh ngày……..tháng……..năm……….

Giấy CMND/thẻ CCCD số:…………..Ngày cấp:…./……/……Nơi cấp (tỉnh, TP……..)

Địa chỉ thường  trú:……………………………………………………………

Chỗ ở hiện nay:…………………………………………………………… ….

Điện thoại liên hệ:……………………………………………………………

Tôi xin trình bày với …. sự việc như sau:

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

Tôi nhận thấy, quy định ………. tại ……… mà …… ban hành/hướng dẫn/ áp dụng/….. cho…………là không hợp pháp/không phù hợp với quy định pháp luật hiện hành.

Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị ……..xem xét lại quy định này và tiến hành:

2./……… (Đưa ra đề nghị, phương án giải quyết của bạn, nếu có)

Kính mong …….. xem xét và đáp ứng đề nghị trên của tôi.

Kèm theo đơn này, tôi xin gửi tới …… những văn bản, tài liệu chứng cứ sau:………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Người làm đơn (Ký, ghi rõ họ tên)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Kính gửi: ……………………………………………………………………………………………………

Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………….

Sinh năm: …………………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số: ………………………………………………..

Ngày cấp: ………………………………………….. Cấp tại: …………………………………………

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………..

Nơi ở hiện tại: ……………………………………………………………………………………………..

Tôi viết đơn này mong quý cơ quan giải quyết vấn đề: …………………………………….

Nội dung vụ việc cụ thể như sau:

………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Kính mong cơ quan có thẩm quyền xem xét đơn đề nghị và giải quyết sớm cho tôi.

Tôi xon cam đoan những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật, nếu có gì sai sót tô xin chịu mọi trách nhiệm trước các cơ quan có thẩm quyền và trước pháp luật.

Quy chế tiếp nhận, xử lý phán ảnh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với Ủy ban nhân dẫn xã, phường, thị trấn:

Khái niệm kiến nghị được hiểu là việc công dân hoặc tổ chức đề nghị với cá nhân, hoặc cơ quan quản lý hành chính nhà nước (cụ thể là Ủy ban nhân dân xã phường thị trấn) có thẩm quyền cần xử lý, điều chỉnh, sửa đổi hoặc có các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý, điều chỉnh, điều hành một lĩnh vực chuyên môn nào đó đã được triển khai thực hiện trong quá trình quản lý hành chính nhà nước; mà các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý đó chủ thể kiến nghị cho rằng sẽ không hiệu quả, không phù hợp, không khả thi, có thể gây hoặc đã gây hậu quả xấu đến hoạt động bình thường và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và tập thể.

Còn khái niệm phản ánh được hiểu là việc công dân, tổ chức nêu lên và đề xuất với cá nhân, đơn vị có thẩm quyền (cụ thể là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn)  xem xét, xử lý kịp thời những sự việc phát sinh làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của cá nhân, tổ chức và tập thể.

– Các vướng mắc cụ thể do hành vi, thái độ của cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước gây chậm trễ, phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng với các quy định pháp luật trong việc thực hiện các quy định hành chính.

– Các quy định hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước không phù hợp với thực tế; không đồng bộ, không thống nhất; không hợp pháp; trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, gia nhập và những vấn đề khác liên quan đến quy định hành chính.

– Phương án xử lý những phản ánh, nêu trên; các sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống Nhân Dân.

Nguyên tắc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị

– Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật có liên quan.

– Đảm bảo tính công khai, minh bạch.

– Quy trình thực hiện phải cụ thể, rõ ràng, thống nhất, đảm bảo phối hợp xử lý, phản ánh, kiến nghị của cơ quan hành chính Nhà nước.

– Thủ tục tiếp nhận đơn giản, thuận tiện.

– Tiếp nhận, xử lý đúng thẩm quyền quy định.

Trường hợp cá nhân, tổ chức trực tiếp đến cơ quan hành chính các cấp khác để phản ánh, kiến nghị thì cơ quan hành chính các cấp có trách nhiệm cung cấp mẫu phiếu phản ánh, kiến nghị về quy định hành chính hướng dẫn cá nhân, tổ chức điền đầy đủ thông tin vào mẫu phiếu phản ánh, kiến nghị. Nếu phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết thì cơ quan hành chính các cấp phải kiểm tra, xác minh, xử lý theo thẩm quyền và báo cáo kết quả xử lý về UBND tỉnh thông qua Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh. Nếu phản ánh, kiến nghị không thuộc thẩm quyền giải quyết thì cơ quan hành chính các cấp gửi phiếu phản ánh, kiến nghị đến cơ quan có trách nhiệm, thẩm quyền tiếp nhận phản ánh, kiến nghị theo Quy chế này.

Đối với phản ánh, kiến nghị trong thực hiện quy định hành chính do hành vi, thái độ chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức:

– Cán bộ, công chức thuộc các sở, ban, ngành (kể cả các đơn vị trực thuộc): Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị gửi đến các sở, ban, ngành đó để kiểm tra, xác minh xử lý;

– Cán bộ, công chức, cơ quan hành chính nhà nước thuộc UBND cáp huyện: Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị gửi đến UBND cấp huyện để kiểm tra, xác minh xử lý;

– Cán bộ, công chức thuộc UBND cấp xã: Văn bản chuyển phản ánh, kiến nghị gửi đến UBND cấp huyện để chỉ đạo UBND cấp xã kiểm tra, xác minh xử lý.

Đối với các phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính:

– Quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị gửi đến các Bộ, ngành liên quan để kiến nghị xử lý;

– Quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị gửi đến các sở, ban, ngành theo lĩnh vực liên quan để nghiên cứu, tham mưu và báo cáo, đề xuất UBND tỉnh phương án xử lý;

– Quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND cấp huyện: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị gửi đến UBND cấp huyện để xử lý;

– Quy định hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND cấp xã: Văn bản đề nghị xử lý phản ánh, kiến nghị gửi đến UBND cấp huyện để chỉ đạo UBND cấp xã xử lý.

Trường hợp những phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính liên quan đến hai hay nhiều cơ quan hành chính Nhà nước khác nhau mà các cơ quan đó không thống nhất được phương án xử lý; những phản ánh, kiến nghị đã được các sở chuyên ngành, UBND cấp huyện xử lý hoặc chỉ đạo xử lý nhưng cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục phản ánh, kiến nghị thì giao Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh chủ trì, tham mưu xử lý