Nghĩa Vụ Quân Sự Thái Nguyên

Nghĩa Vụ Quân Sự Thái Nguyên

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Nghĩa vụ quân sự gồm mấy ngạch

Nghĩa vụ quân sự gồm mấy ngạch cũng là một câu hỏi được nhiều công dân quan tâm khi đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Nghĩa vụ quân sự gồm 02 ngạch, cụ thể:

- Phục vụ tại ngũ: Phục vụ thường trực trong quân đội

- Phục vụ trong ngạch dự bị: Để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội

Độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Đăng ký nghĩa vụ quân sự là chính việc lập hồ sơ về nghĩa vụ quân sự của công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Về độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự, Điều 12 trong Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 có nêu rõ:

- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.

- Công dân nữ quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này đủ 18 tuổi trở lên.

Theo Điều 30 chương IV trong Luật Nghĩa vụ nói về độ tuổi gọi nhập ngũ chi tiết như sau:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Từ đó, độ tuổi đăng ký nhập ngũ theo Luật quy định là nam từ 17 tuổi trở lên nếu bạn tự nguyện muốn đăng ký nghĩa vụ quân sự, còn đối với nữ là 18 tuổi trở lên nhưng phải có thêm một số tiêu chuẩn theo quy định.

Còn độ tuổi gọi nhập ngũ bắt buộc sẽ là công dân từ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. Trong trường hợp công dân nam đang trong quá trình đào tạo trình độ đại học, cao đẳng đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo đại học, cao đẳng thì sẽ gia hạn tuổi được gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Ngoài tiêu chuẩn về độ tuổi để đăng ký nghĩa vụ quân sự thì cũng sẽ có những tiêu chuẩn về chính trị, sức khỏe cũng như tiêu chuẩn về văn hóa để đảm bảo đủ tiêu chuẩn tuyển quân, tiêu chuẩn được được quy định rất chi tiết cụ thể trong Thông tư số 148/2018/TT-BQP quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

Tuy nhiên, ngoài đáp ứng đủ điều kiện trong độ tuổi nhập ngũ như đã nêu ở trên thì bạn vẫn phải chú ý đến tiêu chuẩn của công dân được gọi nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ nếu tham gia Công an nhân dân, chi tiết tiêu chuẩn được nêu rõ ở Điều 31 chương IV trong Luật Nghĩa vụ quân sự, đó là:

- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo quy định.

Bên cạnh đó, thì tiêu chuẩn công dân nếu được gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân sẽ theo quy định cụ thể tại Điều 7 của Luật Công an nhân dân.

Chế độ khi người tham gia nghĩa vụ quân sự xuất ngũ:

– Trợ cấp xuất ngũ một lần: Cứ mỗi năm phục vụ trong Quân đội, hạ sĩ quan, binh sĩ khi xuất ngũ được trợ cấp bằng 02 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

Phục vụ tại ngũ từ tháng thứ 25 đến dưới 30 tháng được trợ cấp thêm 01 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng; Phục vụ tại ngũ đủ 30 tháng được trợ cấp thêm 02 tháng phụ cấp quân hàm hiện hưởng.

– Trợ cấp tạo việc làm: Mức trợ cấp bằng 06 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm xuất ngũ.

– Khi xuất ngũ, được đơn vị tiễn và đưa về địa phương nơi cư trú hoặc được cấp tiền tàu, xe và phụ cấp đi đường.

Được hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm

Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.

Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.

Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì khi xuất ngũ cơ quan, tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm thu nhập không thấp hơn trước khi nhập ngũ; trường hợp cơ quan, tổ chức đó đã giải thể thì cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp có trách nhiệm bố trí việc làm phù hợp.

Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang làm việc tại tổ chức kinh tế thì khi xuất ngũ tổ chức đó phải có trách nhiệm tiếp nhận lại, bố trí việc làm và bảo đảm tiền lương, tiền công tương xứng với vị trí việc làm và tiền lương, tiền công trước khi nhập ngũ; trường hợp tổ chức kinh tế đã chấm dứt hoạt động, giải thể hoặc phá sản thì việc giải quyết chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ được thực hiện như đối với người lao động của tổ chức kinh tế đó theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành; cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương nơi tổ chức kinh tế nói trên đóng bảo hiểm xã hội chịu trách nhiệm thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định hiện hành.

Hạ sĩ quan, binh sĩ được tiếp nhận vào làm việc tại các cơ quan nhà nước, tổ chức, các cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế được xếp lương theo công việc đảm nhiệm, thời gian phục vụ tại ngũ được tính vào thời gian công tác và được hưởng chế độ, chính sách theo quy định hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ sở kinh tế đó.

Khi về địa phương được chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức ưu tiên sắp xếp việc làm và cộng Điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo (không áp dụng với trường hợp xuất ngũ trước thời hạn)

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng, cao quý nhất, lên đường làm nghĩa vụ quân sự không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm mà cao hơn cả đó còn là niềm tự hào của mỗi thanh niên Việt Nam để góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc, tự tin hội nhập quốc tế, thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Tin rằng, các thế hệ thanh niên Việt Nam khi tham gia nghĩa vụ quân sự sẽ tiếp tục đem sức trẻ của mình ra sức rèn luyện, tu dưỡng, học tập, công tác, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tiếp nối truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước và xứng đáng với niềm tin của Đảng và Nhân dân dành cho các thế hệ thanh niên Việt Nam.

Nghĩa vụ quân sự bắt buộc nhưng cho lựa chọn hình thức nghĩa vụ

Các quốc gia này cho phép công dân quyền lựa chọn khi tham gia nghĩa vụ quân sự: dân sự, binh sĩ không vũ trang hoặc có vũ trang:

Đi thăm bộ đội cần mang theo những gì? Đi thăm bộ đội có được mặc váy không? Tham gia nghĩa vụ quân sự bao nhiêu lâu thì mới có ngày phép?

Theo khoản 1, Điều 4 trong Chương I của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có ghi rõ:

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Theo đó, tất cả công dân của Việt Nam đang ở trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội,tôn giáo, tín ngưỡng, trình độ học vấn hay nghề nghiệp cũng như nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) đều phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, nghĩa vụ quân sự là một trong những nghĩa vụ  bắt buộc phải thực hiện của công dân Việt Nam trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự.