Thành phố Hà Giang nơi cũng có nhiều cảnh sắc thiên nhiên, núi non hùng vĩ không kém gì các huyện lị khác. Vậy du lịch thành phố Hà Giang có gì đặc sắc, hãy cùng PYS Travel khám phá ngay nhé!
Thành phố Hà Giang nơi cũng có nhiều cảnh sắc thiên nhiên, núi non hùng vĩ không kém gì các huyện lị khác. Vậy du lịch thành phố Hà Giang có gì đặc sắc, hãy cùng PYS Travel khám phá ngay nhé!
Vĩnh Long, với những vườn trái cây xanh mát trải dài và những con sông hiền hòa, không chỉ là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn là thiên đường ẩm thực của miền Tây sông nước. Đến với Vĩnh Long, du khách không chỉ được đắm mình trong không gian xanh mát, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình mà còn được thưởng thức những món ăn dân dã, mang đậm hương vị quê hương. Ẩm thực Vĩnh Long phong phú và đa dạng, từ những món ăn chế biến từ hải sản sông Mekong tươi ngon đến các loại trái cây đặc sản trứ danh. Mỗi món ăn đều mang một hương vị riêng biệt, khiến thực khách khó lòng quên.
Vĩnh Long tự hào với những món ăn mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước. Bên cạnh những loại trái cây tươi ngon như bưởi Năm Roi, cam sành, thanh trà, du khách còn có cơ hội thưởng thức các món hải sản sông Mekong hấp dẫn như cá lóc nướng trui, cá kèo nướng ống sậy, lẩu cua đồng. Đặc biệt, bánh xèo hến Cù lao Dài là một món ăn không thể bỏ qua với lớp vỏ giòn tan, nhân tôm thịt bùi béo kết hợp với vị ngọt của hến tươi. Bên cạnh đó, những món ăn dân dã như khoai lang mắm sống cuốn lá cách, bánh tét 3 nhân cũng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách.
Để thưởng thức trọn vẹn hương vị ẩm thực Vĩnh Long, du khách có thể đến các chợ nổi như chợ Cái Răng, nơi tập trung rất nhiều loại trái cây, hải sản tươi sống. Ngoài ra, các quán ăn, nhà hàng địa phương cũng là địa chỉ lý tưởng để thưởng thức các món ăn truyền thống. Khi đến Vĩnh Long, đừng quên thưởng thức một ly nước dừa tươi mát hoặc nhâm nhi ly rượu đế để cảm nhận trọn vẹn hương vị của miền Tây.
Là vùng núi cao nằm ở cực Bắc Việt Nam nhưng Hà Giang lại sở hữu nhiều lợi thế phát triể du lịch, là nơi giao thoa văn hoá của các dân tộc sinh sống. Không những thế, Hà Giang còn sở hữu nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, say đắm lòng người.
Quảng trường 26/3 còn được gọi với cái tên “Quảng trường quốc dân” với hàng trăm lượt ghé thăm mỗi ngày. Quảng trường nằm trên đường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Giang. Đây được xe là địa điểm dừng chân lý tưởng, nơi kết thúc hành trình di chuyển gần 400km từ Hà Nội đến thành phố Hà Giang.
Nếu bạn đang có dự định du lịch thành phố Hà Giang vào thời gian tới, đừng bỏ lỡ mà hãy chọn quảng trường là địa điểm địa dừng chân của mình nhé!
Là một trong những địa điểm check-in kỷ niệm hot nhất khi du lịch tàhnh phố Hà Giang. Đây là mốc đánh dấu điểm khởi công của con đường Hạnh Phúc, con đường nối liền giữa thành phố Hà Giang và 4 huyện vùng cao nguyên đá. Cột mốc km0 cũng chính là điểm khởi đầu cho hành trình khám phá Hà Giang mà bất kỳ du khách nào cũng sẽ đi qua.
Địa điểm này khá dễ tìm, nằm ngay công viên đối diện quảng trường 26/3. Nếu không biết bạn cũng có thể hỏi người dân chỉ đường, bạn sẽ được hướng dẫn một cách rất nhiệt tình và chi tiết.
Núi cấm hay còn được gọi là núi Cấm Sơn, nằm toạ lạc giữa lòng thành phố. Là một tín đồ đam mê du lịch mạo hiểm thì núi Cấm Sơn chắc chắn sẽ thực sự là điểm đến lý tưởng dành cho bạn. Đường lên núi Cấm chỉ có 1 lối duy nhất, có địa thế hiểm trở, xung quanh bao vây bởi núi non, những cánh rừng nguyên sinh hoang sơ rậm rạp nên mọi thứ ở núi Cấm Hà Giang vẫn vẹn nguyên vẻ đẹp hoang dã của nó.
Núi Cấm là một ngon núi sừng sững hiên ngang, tạo nên bức tranh hùng vĩ giữa lòng thành phố, đây không chỉ là một địa điểm du lịch hấp dẫn mà còn là một vùng đất thiêng của Hà Giang.
Tham khảo >> Tour Hà Giang - Sông Nho Quế hùng vĩ 3 ngày 2 đêm từ Hà Nội
Cùng với núi Cấm, núi Mỏ Neo cũng mang biểu tượng của thành phố Hà Giang xinh đẹp. Điểm nổi bật nhất khi khách du lịch khám phá núi Mỏ Neo chính là vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí của những tán cây, những loại gỗ hiếm hàng trăm năm tuổi. Nếu bạn muốn chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp tuyệt vời của thành phố Hà Giang thì đừng bỏ lỡ ngọn núi này nhé!
Biểu tượng của thành phố Hà Giang xinh đẹp (ảnh: Sưu tầm)
Sông Lô bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc là một trong hai con sông ngày ngày vẫn chảy qua thành phố Hà Giang. Đây là con sông lớn nhất tại cao nguyên đá, đồng thời là con sông lớn thứ 3 miền Bắc.
Đường đến du lịch thành phố Hà Giang được xây dọc sông Lô, nếu bạn di chuyển lên Hà Giang bằng xe máy, du khách cho thể dừng chân và ngắm nhìn sự hùng vĩ, thơ mộng của con sông này nhé.
Hà Giang là điểm du lịch rất được ưa chuộng của khách du lịch trong và ngoài nước. Ngày nay dịch vụ lưu trú ở nơi đây rất phát triển việc lựa chọn điểm lưu trú khiến cho trải nghiệm du lịch của bạn thêm trọn vẹn vì thế PYS Travel sẽ gợi ý cho bạn một số khách sạn để du khách có thể tham khảo nhé:
Địa chỉ: Số 297, Nguyễn Thái Học, tổ 8, P. Trần Phú
Địa chỉ: 395, Nguyễn Trải, tổ 10, P. Nguyễn Trãi
Khách sạn 3 sao Cao Nguyên (ảnh: Internet)
Địa chỉ: Số 91+89, Lễ Quý Đôn, tổ 6, phường Nguyễn Trãi
Địa chỉ: Số 56, Nguyễn Thái Học, tổ 22, phường Minh Khai
Lựa chọn điểm lưu trú phù hợp để chuyến đi thêm trọn vẹn (ảnh: Sưu tầm)
Lưu ý: Nếu đi vào mùa du lịch thì du khách nên đặt phòng trước để tránh tình trạng hết phòng.
Buổi tối, du khách có thể đi dạo, khám phá và tận hưởng bầu không khí thành phố mát mẻ về đêm.
Quảng trường 26/3 về đêm lung linh ánh đèn (Ảnh: sưu tầm)
Ngoài ra, ở quảng trường 26/3 còn có trò chơi đua xe điện với giá chỉ từ 15.000 VNĐ/10 phút.
Giữa tiết trời se lạnh, được ngồi cùng bạn bè, người thân, ngắm nhìn phong cảnh núi rừng và nhâm nhi một tác trà nóng hay thưởng thức những món ăn đêm thì còn bằng. Có đa dạng các món ăn từ cháo ấu tẩu, thắng dền cho đến đồ ăn vặt, thịt xiên nướng, rau củ chiên....
Thời tiết se lạnh thưởng thứuc bát cháo nóng hổi không gì tuyệt vời hơn (Ảnh: sưu tầm)
Hoặc có rất nhiều quán cafe tại Hà Giang có không gian, bầu không khí với cách bài trí đậm chất văn hóa dân tộc và chi phí phù hợp cho để du khách tha hồ lựa chọn và tận hưởng bầu trời đêm tại đây.
Nhâm nhi cốc cafe, ngắm nhìn khung cảnh về đêm (Ảnh: sưu tầm)
Tham khảo >> Tour Hà Giang - Sông Nho Quế 4 ngày 4 đêm từ TP.HCM
Với khí hậu lạnh giá, mọi người có thể quây quần bên bếp lửa, trò chuyện và nhâm nhi những tách trà nóng khi lựa chọn ngủ tại homestay nhà sàn của người bản địa.
Du khách cùng nhau quây quần bên đống lửa trại (Ảnh: sưu tầm)
Sau bữa tối, du khách ngồi nghỉ ngơi, quây quần bên bếp lửa và thưởng thức trà, các món ăn nhẹ địa phương như bánh hạt dẻ, kẹo lạc,... Đây chính là cơ hội tốt nhất để du khách có thể tìm hiểu thêm về văn hóa, con người nơi đây thông qua những câu chuyện thú vị của người dân nơi đây.
Hậu Giang có gì ăn? Hậu Giang là một tỉnh miền Tây Nam Bộ Việt Nam, nổi tiếng với các món ăn dân dã, đậm đà hương vị miền sông nước. Dưới đây là danh sách một số đặc sản nổi tiếng mà du khách không nên bỏ qua khi đến thăm Hậu Giang:
Lẩu mẻ là một món ăn đặc sản nổi tiếng của Hậu Giang, mang hương vị chua thanh, đậm đà của vùng đất sông nước miền Tây. Nước lẩu được chế biến từ mẻ – một loại men tự nhiên, tạo nên vị chua nhẹ rất đặc trưng, kết hợp với xương hầm thơm ngọt. Lẩu mẻ thường kèm theo là các loại hải sản như cá, tôm, hoặc thịt bò và rất nhiều loại rau sống tươi xanh như rau muống, bông súng, giá đỗ.
Điểm đặc biệt của lẩu mẻ Hậu Giang chính là sự cân bằng giữa vị chua thanh của mẻ và độ ngọt của các nguyên liệu tươi sống kết hợp lại với nhau. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được rõ nét vị mát lành, nhẹ nhàng nhưng không kém phần hấp dẫn. Đặc biệt, món ăn này thường được dùng trong những ngày tiết trời se lạnh, tạo cảm giác ấm áp và ngon miệng khi quây quần cùng gia đình, bạn bè.
Bánh xèo bông điên điển là một trong những món đặc sản đặc trưng của Hậu Giang, mang đậm hương vị miền Tây sông nước. Bánh xèo có lớp vỏ vàng giòn được làm từ bột gạo pha nước cốt dừa, thơm béo và hấp dẫn. Phần nhân bánh nổi bật với bông điên điển – một loại hoa mọc dại ở các vùng nước nổi, có vị hơi đăng đắng nhưng ngọt hậu. Ngoài ra, nhân bánh xèo còn có tôm tươi, thịt ba chỉ, làm tăng thêm độ hấp dẫn cho món ăn này.
Bánh xèo bông điên điển đặc sản Hậu Giang
Món bánh xèo bông điên điển là sự kết hợp hài hòa giữa vị giòn rụm của vỏ bánh, vị bùi béo của nước cốt dừa và vị thanh mát của bông điên điển. Khi ăn kèm với rau sống tươi xanh và nước mắm chua ngọt khiến món ăn này trở nên vô cùng tròn vị. Đây là món ăn dân dã nhưng mang hương vị rất đặc biệt, thể hiện rõ nét sự tinh tế trong ẩm thực Hậu Giang.
Đi tour du lịch Hậu Giang, bạn nhất định không thể bỏ qua cơ hội được thưởng thức món đặc sản bún gỏi dà. Món ăn này có vị đặc trưng khá giống với bún mắm. Trước đây, nó là một món bún khô, khi phục vụ sẽ được kèm theo một chén nước lèo. Sau này có rất nhiều nơi sáng tạo, chan trực tiếp nước lèo vào tô và thưởng thức.
Nước dùng của bún gỏi dà sẽ có vị chua đặc trưng của me và mùi từ tương hột. Bún gỏi dà sẽ được ăn kèm với các loại rau quen thuộc như bắp chuối, giá và quế. Sự kết hợp hoàn hảo của các loại nguyên liệu đặc trưng khi kết hợp cùng với nhau sẽ tạo nên một hương vị rất đặc biệt, khiến bất cứ ai đã một lần thưởng thức cũng đều nhớ hoài hương vị này.
Khóm Cầu Đúc là một đặc sản nổi tiếng của Hậu Giang. Khóm ở đây có đặc điểm khác biệt với các vùng khác, bởi chúng được trồng trên đất phù sa màu mỡ của sông Hậu, nhờ vậy mà trái luôn mọng nước, giòn và có vị ngọt đậm đà. Điểm đặc biệt của khóm Cầu Đúc là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt tự nhiên và mùi thơm đặc trưng, mang lại cảm giác dễ chịu khi thưởng thức. Khóm thường sẽ được dùng tươi, chế biến thành nhiều món ăn như salad, nước ép, hay dùng làm nguyên liệu cho các món tráng miệng. Không chỉ hấp dẫn về hương vị, khóm Cầu Đúc còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, là lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe. Đây chắc chắn sẽ là món quà tuyệt vời mà du khách đi tour Hậu Giang không nên bỏ qua khi đến tham quan tại vùng đất này.
Ốc len xào dừa là một trong những món ăn đặc sản hấp dẫn của Hậu Giang, nổi bật với hương vị độc đáo và cách chế biến tỉ mỉ. Món ăn được làm từ ốc len tươi ngon, sau khi rửa sạch, ốc sẽ được mang đi xào với nước cốt dừa, gia vị, tỏi và hành phi, tạo nên hương vị béo ngậy và thơm lừng.
Điểm đặc biệt của ốc len xào dừa chính là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt thanh của ốc và độ béo ngậy của nước cốt dừa. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được rõ nét độ giòn của ốc, hòa quyện với vị béo ngậy của dừa, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực thú vị.
Hành trình du lịch Hậu Giang sẽ trở nên thú vị hơn bao giờ hết khi bạn có cơ hội thưởng thức những món đặc sản hấp dẫn mà Công ty du lịch vừa gợi ý trong bài viết trên đây. Nếu bạn cũng đang thắc mắc ăn gì ở Hậu Giang thì nhất định phải lưu ngay bài viết này nhé!
► Đừng bỏ lỡ thông tin về các tour du lịch Hậu Giang được cập nhật liên tục tại đây: https://dulichviet.com.vn/du-lich-hau-giang
Ngoài nổi tiếng với những khung cảnh thiên nhiên gần gũi, Vĩnh Phúc còn thu hút khách du lịch đến đây bởi nhiều món đặc sản khác nhau. Vĩnh Phúc có đặc sản gì? Để có thêm thông tin hữu ích này, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Có vô số những loại đặc sản khác nhau tại Vĩnh Phúc từ những loại thực phẩm dùng trong chế biến món ăn, rau, rượu đến các loại cá, thịt… Một số những loại đặc sản tại Vĩnh Phúc bao gồm:
Đây là món ăn xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi nước lũ tràn về ở vùng chiêm trũng Lập Thạch vào khoảng tháng 5 – tháng 10 âm lịch. Dịp này người dân sẽ thu hoạch nhiều cá nhưng không ăn hết nên họ đem trộn cùng với ngô, muối, lá ổi, từ đó tạo ra món cá thính Lập Thạch đặc sản Vĩnh Phúc.
Cá thính Lập Thạch có hương vị thơm ngon, đậm đà, không bị nhão, vị mặn và thơm của thính nên khi nhắc tới đặc sản Vĩnh Phúc ai nhắc đến món ăn này. Cá thính có thể chiên bằng dầu ăn hoặc nướng trên bếp củi sẽ có mùi vị rất thơm ngon.
Đầm Vạc tại Vĩnh phúc nổi tiếng với loại tép dầu có chiều ngang khoảng 1cm, chiều dài từ 5 – 7cm, khi trưởng thành sẽ có rất nhiều trứng bên trong.
Tép dầu có thể đem chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như rán, nấu canh, kho. Khi ăn tép có vị ngọt từ thịt, thơm, mặn mặn từ nước của Đầm Vạc, Vĩnh Phúc.
Để có thể thưởng thức món đặc sản Tép dầu Đầm Vạc, du khách nên đến đây vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến hết tháng 10, bởi đây là mùa tép đẻ trứng nên chế biến món gì cũng rất ngon.
Bánh trùng mật mía có mùi gừng với vị ngọt lịm khó quên nên trở thành một loại bánh đặc sản của tỉnh Vĩnh Phúc mà ai đến đây thưởng thức rồi cũng khó quên.
Loại bánh này khá giống với bánh trôi, nhưng bánh trùng sẽ không có nhân, khi ăn sẽ ăn cùng nước đường gừng, mật mía, rắc thêm chút mè.
Viên bánh trùng mềm cùng vị ngọt của mật mía, hương thơm của gừng nên nhận được nhiều đánh giá tốt của du khách, đặc biệt ăn một bát bánh trùng mật mía vào tiết trời mùa thu mát mẻ hay mùa đông.
Đây là món đặc sản tại Vĩnh Phúc với cách chế biến độc đáo: Cách để chế biến loại đặc sản này trước tiên sẽ đặt thịt bò lên những ổ kiến, tiếp đến dùng cây chọc kiến ra khỏi tổ để bu kín lên miếng thịt, sau đó mang thịt bò đi rửa lại với nước muối loãng, nướng trên bếp than hồng đỏ.
Hương vị của món đặc sản Vĩnh Phúc khác nhau tùy vào loại kiến, trường hợp là kiến vống sẽ có vị thơm, chua, kiến vống đen sẽ có mùi thơm hắc, kiến bồ nọt mang đến vị cay ngọt và ngon.
Để việc thưởng thức món bò tái kiến đốt thêm phần hấp dẫn hơn nên ăn cùng nước sốt và rau sống. Có nhiều ý kiến cho rằng ngoài hương vị thơm ngon, món ăn này còn đem đến nhiều giá trị trong việc phòng ngừa các bệnh về thần kinh, thấp khớp.
Vĩnh Phúc nổi tiếng với vùng đất trồng nhiều su su nhất cả nước. Rau hay quả su su đều có thể chế biến thành nhiều những món ăn như rau su su xào, quả su su luộc, quả su su nấu canh…
Rau và quả su su đều đem đến rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người sử dụng như cung cấp chất dinh dưỡng, Vitamin…
Bánh gạo Lập Thạch có vị ngọt từ mật mía nên từ trẻ nhỏ đến người già đều rất thích ăn loại bánh này. Bánh được làm từ gạo nếp cái hoa vàng, lạc rang, gừng, mật mía… Quá trình làm trải qua rất nhiều công đoạn để tạo nên sản phẩm bánh gạo rang đặc biệt này.
Tiên Tửu Ngọc Hoa là thức uống đặc trưng của vùng Yên Lạc – Vĩnh Phúc và được người dân nơi đây đặt cho cái tên vô cùng hay là Tiên Tửu Ngọc Hoa.
Loại rượu này sẽ được làm từ dừa trộn với nếp cái sau đó lên men, đóng nắp thật kỹ và đem đi ủ, khi uống có vị cay nồng xen với vị ngọt thanh. Uống xong loại rượu này sẽ không gây đau đầu, chóng mặt.
Giò lụa Phúc Đức là một trong những sản phẩm ẩm thực truyền thống của người Việt Nam từ xa xưa, nguyên liệu chính để sản xuất ra giò lụa là thịt lợn kết hợp với những gia vị tự nhiên nên có hương vị hấp dẫn.
Để chế biến giò lụa Phúc Đức cần trải qua quy trình tỉ mỉ, cẩn thận từ việc lựa chọn nguyên liệu đến khi chế biến, bảo quản. Trước khi thưởng thức bóc lớp vỏ bên ngoài ra sẽ thấy có màu xanh của lá chuối non, cắt giò lụa bên trong có màu hồng đây là màu của thịt lợn tươi.
Bánh nẳng là đặc sản tại Vĩnh Phúc mà bất cứ du khách nào khi đến nơi đây đều muốn được thưởng thức. Nguyên liệu chính để làm ra món bánh nẳng là từ gạo nếp cái hoa vàng. Đem ngâm gạo qua đêm cùng với nước tro lá cây tầm gửi, lá xoan, lá si… Tiếp đến khi gói sẽ dùng lá chít nên sau khi luộc ra bánh sẽ có màu vàng tươi, ăn có vị ngọt thanh.
Với người Việt Nam, bánh cuốn là món ăn sáng khá quen thuộc, đặc biệt khi nhắc đến Vĩnh Phúc mọi người sẽ nghĩ ngay đến bánh cuốn Tam Đảo.
Nguyên liệu để làm ra bánh cuốn Tam Đảo là gạo trên rẫy nên hương vị khác hơn với những loại nguyên liệu làm bánh cuốn ở những nơi khác.
Bánh cuốn sẽ được ăn kèm với nước mắm, rau sống, có nhiều người lựa chọn ăn bánh cuốn cùng với thịt xiên nướng, chả mực, hành phi…
Từ thời Vua Lý Nam Đế đã xuất hiện món chè kho Tứ Yên đến nay trở thành đặc sản tại Vĩnh Phúc. Trên thực tế món chè này sẽ được xuất hiện trên mâm cỗ cúng Vua Lý Nam Đế vào ngày 24 – 27/5 âm lịch hàng năm.
Chè kho Tứ Yên sẽ tán mịn đậu xanh cùng với dầu bưởi nhìn sẽ thấy bề mặt tán mịn, người dân tại Vĩnh Phúc có thêm gừng để tạo ra vị cay ăn ít bị ngấy, dễ ăn hơn.
Dứa là loại quả được trồng ở nhiều nơi tại Việt Nam, tuy nhiên dứa Tam Dương có hương vị rất riêng với nhiều loại như: Dứa mỡ gà có vị chua nhẹ màu vàng nhạt, dứa hướng đạo có vỏ nhỏ vị chua ngọt, dứa mật ngọt nhiều nước.
Bánh Ngõa là một đặc sản cực kỳ nổi tiếng tại làng Lũng Ngoại, xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Loại bánh được làm từ gạo nếp, mật mía, đậu xanh kết hợp cùng với nhau có vị ngọt dịu, tan ra trong miệng.
Khi thưởng thức bánh Ngõa thực khách sẽ cảm nhận được hương vị ngọt ngọt, bùi bùi của bánh, càng nhai lâu sẽ cảm nhận được rõ nét vị béo ngậy của bánh.