Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và giao nhiệm vụ của Sở theo phân công, phân cấp quy định.
Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và giao nhiệm vụ của Sở theo phân công, phân cấp quy định.
Phố đi bộ Bạch Đằng, cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi, Quảng trường 2/9 là những sản phẩm mới được trong mùa hè 2024 ở Đà Nẵng, góp phần làm phong phú thêm chuỗi các điểm đến, sự kiện - lễ hội về đêm của thành phố.
Nằm bên sông Hàn thơ mộng, gần đó là công viên APEC với kiến trúc đẹp lạ, độc đáo, phố đi bộ Bạch Đằng được bài trí thông thoáng, nên thơ bằng những cụm tiểu cảnh, bồn hoa đủ màu sắc bên cạnh đường.
Hệ thống hàng chục xe bán hàng lưu động thiết kế đẹp mắt, hiện đại và trẻ trung với dãy ghế nối nhau dài san sát lấp đầy khách, mang lại sự tươi mới và đầy sức sống cho bức tranh du lịch Đà Nẵng.
Đến phố đi bộ Bạch Đằng, người dân được tự do tản bộ và sử dụng những dịch vụ đã được hình thành mà không mất tiền mua vé tham quan.
Cũng nằm cùng tuyến đường phố đi bộ Bạch Đằng, du khách có thể sải chân đến chân cầu Trần Thị Lý - nơi có cầu đi bộ Nguyễn Văn Trỗi.
Cây cầu Nguyễn Văn Trỗi có tuổi đời hàng trăm năm này vừa được quận Sơn Trà đưa vào phục vụ du lịch dưới hình thức phố đi bộ, tham quan, có khu vực phục vụ du khách check - in ngắm cảnh.
Cầu Nguyễn Văn Trỗi được đầu tư làm mới diện mạo cũng như nâng cấp công năng để hình thành điểm đến mới mẻ, sinh động đã khiến cho người dân địa phương hết sức phấn khởi.
Cây cầu có tổng chiều dài 170m được bổ sung điện chiếu sáng và điện trang trí tại khu vực, gồm 26 bộ đèn chiếu cây, 34 bộ và 2 đèn pha chiếu logo.
Hai bên đường dẫn lên cầu được lắp đặt các khung trang trí, tiểu cảnh kết hợp điện chiếu sáng và lắp đặt sân khấu phục vụ các hoạt động, quầy kinh doanh dịch vụ giải trí và 1 khu vui chơi trẻ em.
Điểm nhấn là “Con đường sắc màu” dẫn lên cầu để du khách thích thú check-in.
Quận Sơn Trà cũng đã xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng, ban hành quy chế quản lý, tổ chức các hoạt động, dịch vụ phục vụ du lịch về đêm để cầu Nguyễn Văn Trỗi trở thành điểm đến nổi bật về du lịch.
Những sản phẩm này có thể xem là sự đột phá ban đầu của TP Đà Nẵng trong lộ trình phát triển kinh tế đêm - một lĩnh vực thu hút đầu tư hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa quảng bá hình ảnh văn hóa địa phương.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng Cao Trí Dũng đánh giá: “Đà Nẵng đang có những bước đi mạnh mẽ để khơi thông cho kinh tế ban đêm phát triển bền vững.
Sau thời gian kêu gọi đầu tư, Đà Nẵng đã có sản phẩm giải trí đêm, các show diễn nghệ thuật đêm như:
Đêm Bà Nà, Hồn Việt, chợ đêm Sơn Trà, phố đi bộ đêm An Thượng, mới đây là phố đi bộ đêm Bạch Đằng các spa, vũ trường, cơ sở mua sắm, sắp tới sẽ có “Dòng sông ánh sáng” hứa hẹn là điểm nhấn đặc biệt của Đà Nẵng”.
Để kinh tế ban đêm phát triển mạnh, phong phú và có sức hấp dẫn, ông Cao Trí dũng đề xuất tập trung vào các giải pháp:
Đầu tư thêm các show diễn phố đi bộ, các chương trình nghệ thuật, công nghiệp văn hóa, trung tâm mua sắm lớn, chợ đêm, hoạt động đường phố, điểm tham quan, vui chơi giải trí mới về đêm, mạnh mẽ kêu gọi thu hút các nhà đầu tư lớn, sớm có quy hoạch riêng cho các dịch vụ đêm.
Ông Trần Quang Trung - Giám đốc Công ty WorldTrans (chi nhánh Đà Nẵng) cho rằng, những sản phẩm du lịch mới của Đà Nẵng được du khách phản hồi rất tốt, mang lại diện mạo mới đầy sức sống cho thành phố
So với những sản phẩm du lịch đêm tương đương ở các địa phương khác như ở Huế, Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng có vị trí cảnh quan rất đẹp mà hiếm thành phố nào có.
Kết hợp với thời điểm cao điểm du lịch mùa hè và những sự kiện quy mô như Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng, tổ hợp vui chơi giải trí Da Nang Downtown... kết hợp thành một quần thể kinh tế đêm.
Như vậy khi du khách đến Đà Nẵng vào buổi tối có rất nhiều lựa chọn để vui chơi, với những địa điểm du lịch của Đà Nẵng, du khách chơi 2 đêm cũng không hết, điều đó chứng tỏ những sản phẩm đang và sẽ giữ chân du khách rất tốt”.
Ông Trung cho rằng cần phải trả lại giá trị cốt lõi cho phố đêm: “Phố đêm là để chơi đêm, và du khách đến được chơi cho đúng nghĩa, là nơi người mua và người bán thoải mái trao đổi dịch vụ.
Đề án phát triển kinh tế đêm của thành phố Đà Nẵng đã xác định giá trị cốt lõi của kinh tế đêm là kéo du khách ở lại nhiều hơn, tăng giá trị cho những dịch vụ khác.
Theo tôi cần mạnh dạn cởi bỏ một số trói buộc, tập trung vào làm mới và nâng cấp sản phẩm, quản lý an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường... để phố đêm phát triển mạnh”.
Để đạt được mục tiêu trở thành TTTCQT, Đà Nẵng đang tập trung đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng. Sân bay Quốc tế Đà Nẵng đã và đang được mở rộng với kế hoạch xây dựng nhà ga T3, nhằm tăng công suất phục vụ khách quốc tế lên đến 20 triệu lượt mỗi năm. Bên cạnh đó, các khu đô thị mới, dịch vụ thương mại và giải trí cao cấp cũng đang được hình thành, nhằm tạo ra sự đổi mới trong diện mạo đô thị và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân.
Việc phát triển cơ sở hạ tầng cũng gắn liền với kế hoạch quy hoạch tổng thể đến năm 2030, với trọng tâm là xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm tài chính và trung tâm kinh tế biển của ASEAN. Những chiến lược phát triển đô thị thông minh, dịch vụ cao cấp và công nghệ hiện đại đang đóng vai trò quan trọng trong hành trình này.
Hướng tới năm 2045, Đà Nẵng kỳ vọng không chỉ trở thành trung tâm tài chính mà còn là thành phố quốc tế – một nơi giao thoa văn hóa, tài chính và kinh tế, mang lại chất lượng sống đẳng cấp cho cư dân và thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư toàn cầu. Thành phố này cũng hướng tới mục tiêu trở thành điểm đến phong cách sống toàn cầu, thu hút các doanh nhân, nhà đầu tư và du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Việc xây dựng Đà Nẵng trở thành TTTCQT không chỉ là mục tiêu chiến lược của thành phố mà còn là bước đi chiến lược của Việt Nam trong việc khẳng định vị thế trên bản đồ tài chính toàn cầu. Những nỗ lực không ngừng của thành phố trong việc phát triển hạ tầng, công nghệ và nguồn nhân lực sẽ là nền tảng vững chắc cho sự thành công trong tương lai. Với những bước đi vững chắc, Đà Nẵng đang dần khẳng định mình là một đầu tàu kinh tế không chỉ của Việt Nam mà còn của cả khu vực ASEAN.
Bên cạnh tài chính truyền thống, lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) đang là xu hướng toàn cầu mà Đà Nẵng không thể bỏ qua. Với định hướng phát triển đổi mới sáng tạo theo Nghị quyết 43/NQ-TW của Bộ Chính trị, Đà Nẵng đang tập trung phát triển Fintech để bắt kịp xu thế toàn cầu.
Thành phố có số lượng doanh nghiệp công nghệ thông tin chỉ đứng sau TP.HCM, với cơ sở hạ tầng công nghệ ngày càng hiện đại. Đặc biệt, mục tiêu phủ sóng 5G toàn thành phố vào năm 2030 sẽ là nền tảng thu hút các tập đoàn công nghệ và các doanh nghiệp Fintech lớn. Điều này không chỉ giúp Đà Nẵng đi tắt đón đầu mà còn tạo cơ hội để thành phố cạnh tranh với các TTTCQT sẵn có trong khu vực.