Ngày 01/4/2024, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có chuyến thăm và làm việc với Tỉnh trưởng tỉnh Jeonbuk Kim Kwan Yeong và Thị trưởng thành phố Naju - tỉnh Jeollanam-do, ở Tây Nam Hàn Quốc.
Ngày 01/4/2024, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã có chuyến thăm và làm việc với Tỉnh trưởng tỉnh Jeonbuk Kim Kwan Yeong và Thị trưởng thành phố Naju - tỉnh Jeollanam-do, ở Tây Nam Hàn Quốc.
Vào năm 2022, nhiều chỉ số việc làm khác nhau cho thấy sự phục hồi thị trường lao động mạnh mẽ ở các nước có thu nhập cao, trong đó có nhiều lĩnh vực xảy ra tình trạng thiếu hụt lao động. Ví dụ, ở châu Âu, trong quý 2 năm 2022, gần như cứ 3 trên 10 doanh nghiệp sản xuất và dịch vụ báo cáo về những hạn chế trong sản xuất do thiếu nhân công. Các điều dưỡng chuyên nghiệp, thợ sửa ống nước và thợ lắp đường ống, lập trình viên, nhà phân tích hệ thống, thợ hàn, thợ nề và các công nhân liên quan, tài xế xe tải và xe tải hạng nặng là những ngành nghề đang cần nhất.
Tại Hoa Kỳ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực Bán lẻ và Bán buôn Hàng tiêu dùng báo cáo rằng, gần 70% vị trí tuyển dụng vẫn chưa tuyển được người, trong đó gần 55% vị trí còn trống trong lĩnh vực sản xuất và 45% trong lĩnh vực giải trí và khách sạn. Các doanh nghiệp cũng báo cáo những khó khăn trong việc giữ chân người lao động. Theo một cuộc khảo sát toàn cầu được thực hiện vào cuối năm 2022 trên 44 quốc gia, cứ năm nhân viên thì có một người cho biết họ có ý định chuyển đổi công ty trong năm tới.
Hình 1.2 Tình trạng thiếu lao động phổ biến nhất theo ngành nghề năm 2022 ở Châu Âu
Số nền kinh tế ở Châu Âu báo cáo tình trạng thiếu lao động trong các ngành nghề hàng đầu, được nhóm theo nhóm công việc.
Hai năm qua đã chứng kiến sự biến động về cung và cầu của hàng hóa & dịch vụ do tác động của lệnh phong tỏa và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng. Sự phục hồi kinh tế toàn cầu đã tái cơ cấu cách phân bổ việc làm khắp các ngành công nghiệp. Hình 1.6 trình bày dữ liệu của OECD chứng minh rằng, trong khi Công nghệ thông tin và Truyền thông Kỹ thuật số đã trải qua một sự phục hồi mạnh mẽ ở hầu hết các quốc gia thì dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí, sản xuất và tiêu dùng, lĩnh vực bán buôn và hàng tiêu dùng lại có tốc độ phục hồi chậm hơn. Kể từ Quý đầu tiên của năm 2019, phần lớn quốc gia đã chứng kiến sự tăng trưởng việc làm trong lĩnh vực Dịch vụ Chuyên nghiệp, Giáo dục và Đào tạo, Y tế và Chăm sóc sức khỏe, Chính phủ và Dịch vụ công, ngược lại, việc làm trong các lĩnh vực Chuỗi cung ứng và Vận tải, Truyền thông, Giải trí, Thể thao bị tụt hậu so với mức năm 2019.
Ngoài sự dịch chuyển về việc làm do đại dịch gây ra, những thay đổi chúng ta đã thấy giữa các lĩnh vực trong thời gian vài năm gần đây, cũng như các mô hình AI tạo sinh (generative AI) có khả năng tiếp tục định hình sự chuyển dịch việc làm giữa các ngành. Trong khi các ứng dụng AI được chứng minh là có một công nghệ có mục đích chung (GPT) hiệu quả, thì sự phát triển của các công nghệ có mục đích chung trước đây trở nên khó dự đoán, đó là lý do tại sao khi các tổ chức học cách sử dụng những công nghệ này, thì các quy định đưa ra cần phải nhanh chóng và có khả năng thích ứng.
Thông qua nghiên cứu được thực hiện cho Báo cáo về tương lai của việc làm, LinkedIn đã xác định được những vị trí công việc có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên toàn cầu trong bốn năm qua, từ đó làm sáng tỏ thêm về các loại công việc mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm (Khung 1.1).
Những biến đổi mà thị trường lao động trải qua, làm gia tăng nhu cầu hình thành cơ chế phân bổ lại công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn trong nội bộ công ty và giữa các công ty và các lĩnh vực khác nhau. Những năm tới mang đến cho các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách một cơ hội đặc biệt để đón nhận một tương lai việc làm thúc đẩy sự hòa nhập và các cơ hội kinh tế, thiết lập các chính sách để không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, mà còn hướng đi của nó, góp phần định hình nền kinh tế và xã hội toàn diện, bền vững và kiên cường.
Hình 1.6.1: Sự thay đổi việc làm theo ngành ở một số quốc gia được chọn (2019-2021)
Hình 1.6.2: Sự thay đổi việc làm theo ngành ở một số quốc gia được chọn (2019-2021)
Khung 1.1 Các công việc phát triển nhanh nhất hỗ trợ tăng trưởng doanh số bán hàng và gắn kết với khách hàng, tìm kiếm nhân tài và công nghệ/CNTT
Nghiên cứu được thực hiện bởi LinkedIn phục vụ cho Báo cáo về tương lai của việc làm 2023, mô tả 100 vai trò đã phát triển nhanh nhất, nhất quán nhất trên toàn cầu, trong bốn năm qua – được gọi là “Việc làm trên đà phát triển”. Trong khi dữ liệu của ILO và OECD cho thấy các lĩnh vực đang tuyển dụng nhiều người hơn, thì dữ liệu của “Việc làm trên đà phát triển” xác định những loại hình công việc cụ thể đã có sự tăng trưởng đáng kể. Hình B.1 xếp 100 việc làm đang trên đà phát triển thành các nhóm rộng.
Theo dữ liệu của ILO và OECD về sự tăng trưởng vị trí trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông kỹ thuật số, các vai trò liên quan đến Công nghệ và CNTT chiếm 16 trong số 100 việc làm đang phát triển hàng đầu, cao thứ ba trong tất cả các nhóm việc làm. Các công việc liên quan đến Tăng doanh số và Gắn kết với khách hàng đứng đầu danh sách, chiếm 22 trong số 100 việc làm. Các vị trí như Đại diện phát triển kinh doanh, Giám đốc Phát triển và Kỹ sư đảm bảo sự thành công của khách hàng (Customer Success Engineer) đều góp mặt trong nhóm này, gợi ý rằng có sự gia tăng về mức độ tập trung cho các công việc mở rộng nhóm khách hàng và mô hình tăng trưởng trong một thế giới có khả năng tiếp cận kỹ thuật số ngày càng tăng và công nghệ tiến bộ nhanh chóng (chi tiết hơn về ảnh hưởng của gia tăng tiếp cận kỹ thuật số và áp dụng các công nghệ tiên tiến tới nhu cầu đối với các loại công việc cụ thể trong chương 3). Vai trò Nhân sự và Thu hút nhân tài là những vai trò phổ biến thứ hai. Hầu hết trong số này liên quan đến Thu hút và tuyển dụng nhân tài, bao gồm một vị trí cụ thể là Tuyển dụng trong ngành Công nghệ thông tin – có lẽ điều này minh họa cho những khó khăn và tầm quan trọng ngày càng tăng của việc tiếp cận nhân tài trong một thị trường lao động có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Các nhóm tiếp theo trong danh sách, Các vị trí liên quan đến tính bền vững và Môi trường cũng rất đáng chú ý vì tất cả đều nằm trong top 40, trong đó có 3 vị trí nằm trong top 10 vị trí hàng đầu (Hình B.2). Điều này gợi ý rằng quá trình chuyển đổi xanh rất có ý nghĩa và là xu hướng thị trường lao động đang lên, trong đó có các vai trò với chức danh như “Nhà phân tích bền vững”. Chương 3 xem xét sâu hơn về triển vọng của các vai trò liên quan đến quá trình chuyển dịch xanh.
Hình B1.1 Việc làm đang trên đà phát triển theo LinkedIn, 2018-2022
Các vị trí ngày càng tăng theo loại công việc
Hình B1.2 Tin tuyển dụng tăng trưởng nhanh nhất trên LinkedIn 2018-2022
– Lược dịch từ Futute of Jobs Report 2023 –
Các cuộc khủng hoảng kinh tế và địa chính trị đan xen trong ba năm qua đã tạo ra một tình trạng không chắc chắn và triển vọng khác nhau cho thị trường lao động, mở rộng sự chênh lệch giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi và cả giữa những người lao động. Ngay cả khi ngày càng có nhiều nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau đại dịch COVID-19 và những đợt phong tỏa, thì các nước thu nhập thấp và trung bình thấp tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp gia tăng, trong khi các nước có thu nhập cao thường trải qua tình trạng thị trường lao động khan hiếm.
Tại thời điểm công bố, tỷ lệ thất nghiệp thấp hơn tỷ lệ thất nghiệp trước đại dịch suốt ba quý ở các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và đa số các nền kinh tế thuộc G20 (Hình 1.1). Năm 2022, tỷ lệ thất nghiệp 4,9% trên toàn khu vực OECD đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2001.
Ngược lại, nhiều nền kinh tế đang phát triển đã trải qua quá trình phục hồi thị trường lao động tương đối chậm sau những gián đoạn do đại dịch Covid-19 gây ra. Ví dụ, ở Nam Phi, tỷ lệ thất nghiệp chính thức đã tăng lên 30%, cao hơn 5% so với trước đại dịch (Hình 1.1). Các nền kinh tế đang phát triển, đặc biệt là những quốc gia phụ thuộc vào các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các “lệnh phong tỏa” định kỳ, chẳng hạn như khách sạn và du lịch, vẫn cho thấy sự phục hồi thị trường lao động chậm.
Sự phục hồi lại càng trở nên bất cân xứng hơn bởi năng lực khác nhau giữa các nước trong việc duy trì chính sách bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và duy trì mức độ việc làm. Trong khi các nền kinh tế phát triển có thể áp dụng các biện pháp sâu rộng khác, các nền kinh tế mới nổi lại ít hỗ trợ các doanh nghiệp và người lao động dễ bị tổn thương nhất do khả năng tài chính hạn chế.
Hình 1.1 Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước G20