Tình Yêu Quê Hương Đất Nước Là Gì

Tình Yêu Quê Hương Đất Nước Là Gì

Tranh phong cảnh quê hương và đất nước là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thường được các người yêu nghệ thuật treo tường để tôn vinh vẻ đẹp của quê hương và tình yêu đối với đất nước. Đây là những kiệt tác thể hiện lòng tự hào và tình cảm sâu sắc với truyền thống.

Tranh phong cảnh quê hương và đất nước là những tác phẩm nghệ thuật đặc sắc, thường được các người yêu nghệ thuật treo tường để tôn vinh vẻ đẹp của quê hương và tình yêu đối với đất nước. Đây là những kiệt tác thể hiện lòng tự hào và tình cảm sâu sắc với truyền thống.

Qua hơn 2 năm triển khai xây dựng, đến nay xã Liên Mạc đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Kinh tế của xã phát triển, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển đồng bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao.

Nằm cách cầu Thăng Long hơn chục km về phía bắc tả ngạn sông Hồng, có một vùng quê nhiều năm trước đây sản xuất nông nghiệp thuần nông, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, nhưng hiện nay đã vươn lên trở thành điểm sáng xây dựng NTM của huyện Mê Linh - Đó là xã Liên Mạc. Xã Liên Mạc có diện tích tự nhiên gần 817 ha, trong đó đất nông nghiệp có 614 ha; dân số hơn 14 nghìn người ở 3 thôn: Bồng Mạc, Yên Mạc và Xa Mạc. Đảng bộ xã có hơn 430 đảng viên, sinh hoạt ở 17 chi bộ.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, của thành phố Hà Nội về xây dựng NTM và đặc biệt thực hiện chương trình 02 của Thành uỷ Hà Nội về "phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống nông dân", nhằm thu hút mọi nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, huyện Mê Linh đã sớm triển khai xây dựng NTM trên địa bàn toàn huyện và chọn xã Liên Mạc làm điểm xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2012.

Cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã khẩn trương, quyết liệt vào cuộc chung tay xây dựng nông thôn mới. Huyện uỷ đã ban hành Nghị quyết về xây dựng NTM, Chương trình phát triển, xây dựng nông thôn mới từng bước nâng cao đời sống nông dân gia đoạn 2011 - 2015, tổ chức phát động "phong trào toàn dân chung sức xây dựng NTM";  HĐND huyện thông qua Nghị quyết về xây dựng NTM huyện Mê Linh và chọn xã Liên Mạc để triển khai thực hiện thí điểm mô hình NTM; UBND huyện cũng sớm khảo sát thực trạng nông thôn trên địa bàn, ban hành các Quyết định, lập đề án trình Thành phố phê duyệt và xây dựng Kế hoạch, phương án thực hiện Nghị quyết của Huỵện uỷ - HĐND huyện, các văn bản chỉ đạo của Ban chỉ đạo Chương trình và thực hiện Đề án xây dựng nông thôn mới ở huyện Mê Linh giai đoạn 2010 - 2020, định hướng đến năm 2030. Huyện đã thành lập Ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các thành viên xây dựng NTM do đồng chí Bí thư Huyện uỷ làm Trưởng ban, đồng chí Phó bí thư - Chủ tịch UBND huyện làm phó Trưởng ban thường trực, các đồng chí Trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể làm thành viên.

Đối với xã điểm Liên Mạc, tháng 11 năm 2010 UBND thành phố Hà Nội đã phê duyệt Đề án NTM xã Liên Mạc. Ở thời điểm đó mặc dù có nhiều lợi thế về địa lý, diện tích đất đai, nguồn nhân lực dồi dào, người dân chịu thương chịu khó, ham học, hay làm, nhưng  trước khi xây dựng NTM, nông nghiệp và nông thôn  Liên Mạc chưa  bền vững, đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, nhiều vấn đề bức xúc nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế -  xã hội cần được giải quyết.

Đ/c  Phạm Quang Nghị - UVBCT – Bí thư Thành ủy Hà Nội                       kiểm tra công tác xây dựng NTM tại xã Liên Mạc huyện Mê Linh

Qua rà soát cả xã chỉ có 1 tiêu chí đạt chuẩn NTM là hệ thống an ninh trật tự xã hội đựơc giữ vững; có 8/19 tiêu chí đạt trên 50% là: Giao thông nông thôn, nhà ở dân cư, hệ thống điện, văn hoá, bưu điện, hệ thống tổ chức chính trị, môi trường, giáo dục; có 10/19 chưa đạt hoặc đạt thấp là: y tế, quy hoạch, trường học, thuỷ lợi, cơ sở văn hoá xã, các hình thức tổ chức sản xuất, chợ, thu nhập, cơ cấu lao động. Đặc biệt, tỷ lệ hộ nghèo lại rất cao, hơn 11%; chất lượng quy hoạch thấp, chưa được thường xuyên cập nhật, rà soát, điều chỉnh, bổ sung, nhất là quy hoạch phát triển các khu dân cư nông thôn, quy hoạch sử dụng đất… Ngoài ra, xã còn có hơn 90% dân số làm nông nghiệp nên việc tăng thu nhập cho người dân rất khó khăn. Đồng ruộng manh mún, nhỏ lẻ và có tới 2/3 là đồng trũng. Hơn nữa hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng, kênh mương được kiên cố hóa còn ở mức thấp nên cũng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.v.v..

Ngay sau khi được thành phố phê duyệt Đề án, xã Liên Mạc đã nhanh chóng triển khai xây dựng NTM. Đảng uỷ xã đã có Nghị quyết chuyên đề về xây dựng NTM và ra Quyết định thành lập BCĐ cấp xã. UBND xã xây dựng Kế hoạch về triển khai xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2012.

Công tác tuyên truyền được đi trước một bước. Thông qua hệ thống báo, đài từ Trung ương đến địa phương, các chương trình văn hóa, văn nghệ, thể thao, các panô, áp phíc, băng zôn...và đặc biệt đã có sự phối hợp triển khai đồng bộ của các cấp, các ngành, đoàn thể như: Hội phụ nữ tổ chức hội thảo với chủ đề "Vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới", hội thi "Phụ nữ với công tác bảo vệ môi trường, xây dựng nông mới". Ngành giáo dục phát động cuộc thi "Vẽ tranh và thi tìm hiểu về xây dựng NTM"; Biên soạn nội dung dạy và học về xây dựng NTM đối với các trường, lồng vào môn học tự chọn; Ngành nông nghiệp tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa lai năng suất cao, kỹ thuật sản xuất hoa, cây cảnh, rau an toàn; Tổ chức các buổi tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm; Hội cựu chiến binh quán triệt cho hội viên hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc công tác dồn điền đổi thửa; Đoàn thanh niên phát động mô hình xây dựng chi đoàn NTM. Mặt trận tổ quốc tuyên truyền các tiêu chí cơ bản cần phấn đấu đạt được trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Đài truyền thanh mở chuyên mục "Toàn dân chung sức xây dựng NTM"; Ban tuyên giáo Huyện uỷ mở chuyên đề xây dựng NTM trên Bản tin Mê Linh. Trên cơ sở đó đã góp phần tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, nhân dân, giúp nhân dân nhận thức rõ: xây dựng NTM là chủ trương lớn mà mục tiêu cao nhất là đem lại lợi ích cho nhân dân. Từ đó, vận động để mọi người dân tự nguyện hưởng ứng và tạo sự đồng thuận, tích cực tham gia đóng góp xây dựng quê hương.

Xã còn kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể của huyện tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ xã, thôn. Đồng thời, tổ chức cho các thành viên BCĐ xây dựng NTM đi thăm quan, học tập ở một số mô hình tiêu biểu trong và ngoài Thành phố. Kết hợp với Trung tâm dạy nghề huyện mở các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong đó tập trung vào các nghề truyền thống của địa phương như: mộc, đan lát, thêu ren...

Công tác quy hoạch đựơc xã Liên Mạc xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. UBND xã đã phối hợp với các phòng, ban, ngành, đơn vị của huyện để lập Đề án quy hoạch NTM, tổ chức không gian vùng sản xuất, tổ chức điểm dân cư nông thôn, trụ sở hành chính, trường học, các công trình công cộng, hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá,....vv. Điều đáng nói ở đây là các quy hoạch đều phù hợp với đặc điểm, tính chất của  từng vùng và không làm mất đi bản sắc, hồn cốt văn hoá truyền thống của địa phương. Riêng về sản xuất nông nghiệp, xã đã quy hoạch thành 4 vùng sản xuất thâm canh gồm: vùng sản xuất rau sạch hơn 17 ha, vùng chăn nuôi tập trung hơn 13 ha, vùng chăn nuôi thuỷ sản gần 27 ha, vùng sản xuất trồng lúa 503 ha. Quá trình lập quy hoạch ở Liên Mạc dựa trên quy hoạch chung của huyện. Sau khi tổ chức điều tra thực trạng, dự thảo quy hoạch, sau đó công khai đưa về nhân dân thảo luận, bàn bạc, đóng góp ý kiến và tiếp theo lấy ý kiến quy hoạch của các cơ quan chức năng rồi mới trình phê duyệt. Bởi vậy những vướng mắc của người dân đã được tháo gỡ kịp thời.

Là xã được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới của huyện, để sớm xây dựng thành công mô hình, Liên Mạc đã sáng tạo trong cách làm cũng như sự điều chỉnh kịp thời trong thực hiện theo hướng hiệu quả, bền vững. Đồng thời chọn việc khó nhất là dồn điền đổi thửa để tạo đột phá. Khi chưa dồn điền đổi thửa, ruộng đất ở Liên Mạc rất manh mún, trung bình mỗi hộ có từ 7 đến 10 thửa ruông, sản xuất gặp nhiều khó khăn nên mặc dù người dân rất cố gắng nhưng năng suất cây trồng vẫn thấp. Do nhận thức được tác dụng của dồn điền đổi thửa rất thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất nông nghiệp, đưa cơ giới hoá vào sản xuất, chuyển một phần lực lượng lao động sang phát triển ngành nghề, làm nền tảng nâng cao giá trị đất canh tác,... nên khi có chủ trương dồn điền đổi thửa đã nhanh chóng tiếp thu, thực hiện.

Tuy nhiên, việc triển khai ban đầu không hề đơn giản, tâm lý sản xuất nhỏ lẻ đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, một số hộ không muốn tham gia. Hàng chục cuộc họp đã được xã  và các thôn tổ chức, vận động, giải thích cho người dân hiểu. Đảng uỷ, chính quyền xã cũng đã chỉ đạo các hội, đoàn thể xuống vận động hội viên của mình. Nhiều cách làm năng động, sáng tạo cũng đã được triển khai nên đã có 100% hộ dân tự giác viết bản cam kết hưởng ứng công cuộc xây dựng NTM; xã đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa xã và 3 tiểu ban ở 3 thôn. Đồng thời tổ chức trưng bày, giới thiệu các phương án quy hoạch lại đồng ruộng kèm với hạ tầng giao thông thuận loại để người dân thấy hiệu quả thực sự của dồn điền đổi thửa. Kết quả sau hơn 4 tháng triển khai, Liên Mạc đã hoàn thành dồn điền đổi thửa ở hơn 400 ha ( đạt 100% kế hoạch) của gần 3000 hộ dân. Tình trạng mang mún ruộng đồng giờ đây đã chấm dứt. Mỗi gia đình chỉ sở hữu 1 đến 2 thửa ruộng thay vì 7 đến 10 mảnh nhỏ lẻ như trước đây. Thậm chí ở nhiều gia đình, dòng họ nhận chung ruộng tạo nên những liền mảnh rộng nhiều mẫu - một hình thức tổ chức liên kết sản xuất theo cách "Nông hộ nhỏ, cánh đồng lớn" xuất hiện. Những " Cánh đồng mẫu lớn" ở Liên Mạc đã ra đời. Thửa nhỏ nhất cũng có diện tích gần 400 m2, còn thửa lớn nhất lên đến hơn 5.400 m2. Số thửa ruộng toàn xã từ hơn 15.700 thửa đã giảm xuống còn hơn 3.600 thửa (giảm 12.000 thửa). Trên cánh đồng mẫu lớn, nông dân sử dụng cùng một loại giống, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện theo quy trình sản xuất đồng loạt, tạo ra sản phẩm chất lượng đồng nhất. Các thửa ruộng ở đây đều có đường giao thông được bê tông hoá, rộng từ 3.5 đến 7 m chạy qua  và hệ thống kênh mương tưới, tiêu ở 2 đầu ruộng.

Đ/c  Phạm Quang Nghị - UVBCT – Bí thư Thành ủy Hà Nội     Trao đổi với nông dân xã Liên Mạc huyện Mê Linh

Từ sự đồng thuận cao, nhân dân Liên Mạc cũng đã hiến hơn 9,6 ha đất để làm bờ vùng, bờ thửa, kênh mương dẫn nước. rất nhiều hộ dân cũng đã tự nguyện tham gia đóng góp ngày công lao động để làm hạ tầng sản xuất.

Liên Mạc cũng đã quy hoạch lại vùng sản xuất nông nghiệp; tập trung vào việc đưa những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất để từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung chất lượng cao. Trong đó, ưu tiên xây dựng vùng sản xuất rau an toàn; xây dựng các vùng sản xuất lúa ứng dụng giống mới với diện tích hơn 503 ha; quy hoạch 3 khu nuôi trồng thủy sản tập trung kết hợp với chăn nuôi gia cầm, trồng cây ăn quả theo hướng đa canh, đa mục tiêu; quy hoạch khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư,  xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, xây dựng phương án hỗ trợ và vận động xây dựng 800 công trình xử lý chất thải chăn nuôi và xây dựng hệ thống thu gom rác thải tập trung.

Xã đã triển khai mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao với diện tích 100 ha ở thôn Bồng Mạc, kiện toàn 3 HTX dịch vụ nông nghiệp, triển khai mô hình trình diễn khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu cho năng suất cao.

Với phương châm " Xây dựng nông thôn mới dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ" công tác xây dựng NTM ở Liên Mạc luôn được gắn với cuộc các vận động " Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá",  "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Mọi việc đều được đưa ra bàn thảo công khai dân chủ nên đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận, đồng tâm, hiệp lực của toàn Đảng bộ và nhân dân trong xã hăng hái thi đua đẩy mạnh các phong trào hành động cách mạng, tham gia đóng góp sức người, sức của xây dựng NTM. Công tác xã hội hoá việc huy động mọi nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và phát triển sản xuất nông nghiệp được chú trọng. Đến nay xã đã và đang triển khai xây dựng, hoàn thành 75 dự án với số kinh phí đã bố trí, huy động để thực hiện đạt gần 150 tỷ đồng, trên tổng số hơn 318 tỷ đồng tổng kinh phí đề án đựơc phê duyệt. Trong đó Nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ, còn lại chủ yếu là vốn xã hội hoá.

Việc triển khai xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ở đây được triển khai thuận lợi. Trong xây dựng cơ bản, những công trình ở xóm, thôn, ban chỉ đạo xây dựng NTM xã giao cho các xóm, thôn đảm nhận phối hợp cùng doanh nghiệp triển khai, bà con tham gia đóng góp ngày công. Nhờ đó người dân có điều kiện trực tiếp tham gia và giám sát quá trình xây dựng NTM. Bởi vậy nhiều công trình đạt chất lượng, hiệu quả cao. Tiêu biểu như: 13 công trình về giao thông nội đồng kết hợp nâng cấp hệ thống mương thuỷ lợi; 9 công trình trường học gồm nhà lớp học, nhà thể chất, phòng bộ môn; công trình cải tạo trạm y tế xã; công trình xây dựng 3 trạm biến áp điện và thay thế, cải tạo nâng cấp hệ thống dây dẫn và cột điện,...

Qua hơn 2 năm triển khai xây dựng, từ chỗ chỉ có 1 tiêu chí đạt chuẩn, đến nay Liên Mạc đã có 17/19 tiêu chí đạt chuẩn gồm: quy hoạch, giao thông, thuỷ lợi, điện, bưu điện, nhà ở dân cư, hình thức tổ chức sản xuất, y tế, văn hoá, hệ thống tổ chức chính trị xã hội, an ninh trật tự, môi trường, giáo dục, trường học, thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm; Còn 02 tiêu chí: chợ nông thôn và cơ sở vật chất văn hoá đang phấn đấu hoàn thành trong thời gian tới.

Và tuy vẫn còn nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều việc tiếp tục làm trong thời gian tới nhưng có một điều mà ai cũng phải khẳng định là: Ở Liên Mạc bộ mặt nông thôn giàu đẹp đã được định hình và chất lượng cuộc sống của người dân đang từng bước được nâng cao. Sản xuất chuyển mạnh theo hướng hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, hình thành những cánh đồng mẫu lớn với các giống lúa mới, cây trồng, vật nuôi chất lượng cao được đưa vào sản xuất. Đặc biệt, có hơn 100 ha nhiều năm trước đây luôn nằm trong tình trạng chiêm khê mùa úng, nay đã sản xuất được 2 vụ. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 đạt hơn 13,6 triệu đồng, đến năm 2012 đã tăng lên 26 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 10,06% năm 2010, phấn đấu đến hết năm 2012 giảm xuống 2,99%. Công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân được thực hiện tốt. Toàn xã có hơn 70% người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Các trục đường làng cho đến các trục đường giao thông nội đồng đều đã được bê tông hoá, rộng rãi, phong quang rất thuận lợi cho việc sản xuất và đi lại của người dân.

Công tác văn hoá đã đem lại hiệu quả thiết thực. Việc cưới được tổ chức trang trọng, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của địa phương; đối với việc tang được thực hiện theo nếp sống mới; trong đám tang chỉ tổ chức ăn uống cho con em trong gia đình. Công tác xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá đạt ở mức cao: cả xã có 3 thôn đều được công nhận là làng văn hoá, có 85% số hộ đạt gia đình văn hoá. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được nhân dân tích cực hưởng ứng. Việc tổ chức quản lý và chỉ đạo các lễ hội truyền thống phù hợp với thuần phong mỹ tục, kinh tế xã hội ở địa phương. Các di sản văn hoá vật thể và phi vật thể được nhân dân trong xã không chỉ giữ gìn và phát huy mà còn luôn tạo cho nó một chỗ đứng vững chắc, bền lâu trong đời sống văn hoá nhân dân, là biểu tượng văn hoá của làng xã. Điển hình nhất là làn điệu dân ca Xa Mạc do nhân dân thôn Xa Mạc sáng tạo, lưu giữ, bảo tồn, phát triển và trở thành một làn điệu dân ca của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Làn điệu dân ca Xa Mạc đã góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng văn hoá của đất nước.

Công tác giáo dục - đào tạo cũng có nhiều khởi sắc mới. Phát huy truyền thống hiếu học của quê hương, nhiều năm trước đây, từ những mái trường thân yêu của Liên Mạc, có những học sinh trưởng thành là viện sỹ, là giáo sư, là tiến sỹ, thạc sỹ, là những người lao động ưu tú, những tướng lĩnh Quân đội nhân dân Việt Nam,...Ngày nay, với khẩu hiệu "Xây dựng nông thôn mới, trường lớp mới, quyết tâm giành nhiều thành tích mới", thầy và trò các trường luôn tich cực đẩy mạnh công tác giảng dạy, học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước,...

An ninh chính trị đựoc giữ vững, trật tự an toàn xã hội đựơc đảm bảo, xã đã xây dựng các cụm liên kết với các xã bạn, tạo ra thế trận liên hoàn trong công tác vận động quần chúng, xây dựng tổ tự quản trong nhân dân với nhiều hình thức và nội dung phong phú đã cho kết quả tích cực, trật tự an toàn được giữ vững.

Công tác quân sự từng bước được tăng cường. Xã luôn hoàn thành xuất sắc công tác gọi thanh niên đi nhập ngũ, làm tốt công tác huấn luyện dân quân tự vệ, dự bị động viên, công tác hậu phương quân đội, thực hiện tốt các cuộc diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn, diễn tập khu vực phòng thủ, đảm bảo an ninh chính trị, góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo tiền đề quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội ở địa phương.

Về với Liên Mạc hôm nay, chúng ta cảm nhận đựơc nhiều điều, từ những con người nồng hậu mến khách, những danh thắng uy nghiêm; những cánh đồng lúa, hoa màu ngút ngàn với nhiều hương sắc. Liên Mạc đã trở thành điểm đến, nơi thăm qua học tập của các đơn vị trong và ngoài Thành phố về xây dựng nông thôn mới. Và đến nay đã có hàng chục đoàn với hàng nghìn lượt người về thăm quan, trao đổi kinh nghiệm.

Đ/c  Phạm Quang Nghị - UVBCT – Bí thư Thành ủy Hà Nội  kết luận buổi làm việc với Ban Chỉ đạo xây dựng NTM huyện Mê Linh và xã Liên Mạc

Việc thực hiện chương trình xây dựng mô hình xã điểm Liên Mạc bước đầu đã có sức lan toả rộng khắp, đã huy động được nguồn lực lớn cả trong ngân sách và ngoài xã hội. Người dân thấy rõ thêm trách nhiệm của mình, hồ hởi, phấn khởi đóng góp xây dựng NTM. Phong trào bước đầu đáp ứng sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp - nông thôn, gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hoá - xã hội. Động viên người dân chủ động sáng tạo văn hoá, không ngừng nâng cao mức hưởng thụ văn hoá, xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh. Qua phong trào cũng khai thác sâu rộng dân chủ hoá, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần giảm dần sự phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Xây dựng NTM nhằm khơi dậy tinh thần yêu nước, tự chủ, tự lực tự cường vươn lên của nông dân. Xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hoà thuận, dân chủ, có đời sống văn hoá phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, tạo động lực cho phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống nông dân. Thành công từ việc xây dựng mô hình NTM ở Liên Mạc đã và đang minh chứng điều đó./