Đối tượng 1. Thành viên đội tuyển quốc gia tham dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trường Bộ GD&ĐT;
Đối tượng 1. Thành viên đội tuyển quốc gia tham dự thi Olympic quốc tế môn Ngoại ngữ theo Quyết định của Bộ trường Bộ GD&ĐT;
Khác với kỳ thi tốt nghiệp THPTQG mang tính chất “2 trong 1”, vừa sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THPT vừa là phương thức để xét tuyển vào các trường đại học cao đẳng, kỳ thi tốt nghiệp THPT có chức năng chính là cơ sở cho việc xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh lớp 12. Cụ thể, theo Quy chế thi tốt nghiệp THPT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành ngày 26/5/2020: “Thi tốt nghiệp THPT nhằm mục đich:
– Đánh giá kết quả học tập của người học theo mục tiêu giáo dục của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là chương trình THPT).
– Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
– Làm cơ sở đánh giá chất lượng dạy, học của trường phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục.
– Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp có thể sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh.
Trong khung kế hoạch năm học 2024-2025 vừa được Bộ GD&ĐT công bố, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến diễn ra trong hai ngày 26-27/6/2025.
Ở các năm trước, Bộ GD&ĐT hầu như không đưa ra dự kiến lịch thi tốt nghiệp THPT vào đầu năm học.
Điểm thi được bảo lưu như sau: Thí sinh dự thi đủ các bài thi/môn thi quy định trong kỳ thi năm trước nhưng chưa tốt nghiệp THPT và không bị kỷ luật hủy kết quả thi thì được bảo lưu điểm thi của các bài thi hoặc các môn thành phần của bài thi tổ hợp đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên trong kỳ thi tổ chức năm tiếp ngay sau đó để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Lưu ý: Thí sinh không sử dụng điểm bảo lưu thì phải thi tất cả các bài thi/môn thi đã đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp THPT như thí sinh không có điểm bảo lưu.
(Theo Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông)
Tham khảo: Hướng dẫn điền phiếu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng
Là một trong những kỳ thi mà bất cứ học sinh lớp 12 nào cũng phải trải qua và có thể sử dụng kết quả để tham gia xét tuyển vào một số trường đại học, cao đẳng, kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn được phụ huynh, học sinh và toàn xã hội quan tâm sâu sắc. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin đầy đủ, chi tiết nhất về kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Học sinh lớp 12 năm học 2024-2025 sẽ là lứa đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới (chương trình 2018). Học sinh sẽ thi 4 môn gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại gồm: Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ. Trong đó, Ngữ văn theo hình thức tự luận, các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan.
Theo Bộ GD&ĐT, năm đầu tiên đổi mới phương án thi, kỳ thi có nhiều điểm mới, trong đó nội dung thi sẽ bám sát chương trình Giáo dục phổ thông 2018 mà lứa học sinh lớp 12 năm tới tiếp cận được 3 năm từ lớp 10-12.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 dự kiến diễn ra trong hai ngày 26-27/6/2025.
Cụ thể, môn Ngữ văn thi theo chương trình mới, ngữ liệu có thể ra hoàn toàn ngoài sách giáo khoa. Khi đó, học sinh sẽ phải thực hiện các yêu cầu trên ngữ liệu mới hoàn toàn do đó sẽ chấm dứt tình trạng đồn đoán về đề thi cũng như học sinh sẽ không còn học tủ, học lệch.
Để học sinh và thầy cô các trường THPT hình dung được đề thi trong kỳ thi tốt nghiệp năm tới, Bộ GD&ĐT cũng đã công bố cấu trúc định dạng đề thi các môn.
Trong kỳ thi năm tới, Bộ GD&ĐT tiếp tục sẽ là đơn vị ra đề và ban hành các hướng dẫn để địa phương tổ chức thi. Toàn quốc sẽ tổ chức kỳ thi chung đợt, cùng thời gian theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Về công tác ra đề thi, ông Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) cho biết, để chuẩn bị cho công tác ra đề của kỳ thi từ năm mới theo hướng mở, phát huy trí tuệ tập thể toàn ngành, Bộ GD&ĐT đã mời chuyên gia trong và ngoài nước tập huấn cho hàng nghìn giáo viên, giảng viên trên toàn quốc về quy trình, nghiệp vụ, cách thức xây dựng ngân hàng câu hỏi thi.
Trên cơ sở kết quả tập huấn đó, hiện nay các sở GD&ĐT đang triển khai cho giáo viên xây dựng đề thi theo cấu trúc định dạng đề thi mới để sử dụng làm nguồn cho xây dựng ngân hàng câu hỏi thi từ năm 2025.
Trong tháng này, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai đánh giá, nhận xét các đề thi do các đơn vị từ cơ sở xây dựng. Điều này góp phần nâng cao chất lượng xây dựng câu hỏi thi, ngân hàng câu hỏi thi của giáo viên tại các địa phương cũng như phát huy trí tuệ tập thể toàn ngành trong công tác xây dựng ngân hàng câu hỏi thi theo hướng mở. Bộ cũng đang triển khai thủ tục cần thiết để xây dựng hệ thống phần mềm phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Về việc sắp xếp phòng thi, để sắp xếp phòng thi tối ưu, hạn chế tối đa việc di chuyển của thí sinh, Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương cần tiến hành khảo sát nguyện vọng đăng ký môn thi của thí sinh sớm từ tháng 12 và xây dựng các phương án phòng thi và bố trí thực hiện thử nghiệm. Sau đó có thể tiến hành dự kiến phương án sắp xếp địa điểm thi bảo đảm nguyên tắc "thí sinh dự thi cùng tổ hợp tự chọn sẽ được ngồi cùng một phòng thi".
Với phương án xét tốt nghiệp 2025, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ kết hợp điểm thi và kết quả học tập cả quá trình theo tỷ lệ phù hợp. Các trường đại học được khuyến khích sử dụng điểm kỳ thi này để tuyển sinh.
SKĐS - Hai ngày nữa, thí sinh sẽ phải hoàn thành nộp lệ phí xét tuyển đại học. Các chuyên gia tuyển sinh lưu ý, nếu thí sinh đăng ký xét tuyển thành công nhưng không nộp lệ phí, cũng không được xét tuyển đại học.
Chương VIII Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông của Bộ GD&ĐT đã quy định rõ những trường hợp được miễn bài thi tốt nghiệp THPT và đặc cách tốt nghiệp. Cụ thể sẽ được nêu rõ qua bài viết sau đây.
Thí sinh nên nắm rõ các quy định về miễn thi, đặc cách tốt nghiệp THPT nhằm đảm bảo quyền lợi của mình
Đối tượng 1. Người học thuộc các đối tượng quy định tại Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hoặc có việc đột xuất đặc biệt trước ngày thi không quá 10 ngày hoặc ngay trong buổi thi đầu tiên, không thể dự thi.
a) Điều kiện: xếp loại về học lực và hạnh kiểm cả năm ở lớp 12 đều từ khá trở lên;
b) Hồ sơ gồm: Hồ sơ nhập viện, ra viện do bệnh viện từ cấp huyện trở lên cấp (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt); biên bản đề nghị xét đặc cách tốt nghiệp THPT của trường phổ thông nơi ĐKDT và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.
Đối tượng 2. Người học thuộc các đối tượng quy định tại Điều 12 Quy chế này nếu đủ điều kiện dự thi được xét đặc cách tốt nghiệp THPT trong trường hợp bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt sau khi đã thi ít nhất một bài thi và không thể tiếp tục dự thi hoặc sau khi bị tai nạn, bị ốm hay có việc đột xuất đặc biệt tự nguyện dự thi số bài thi còn lại.
a) Điều kiện: Điểm của những bài đã thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT đều đạt từ 5,0 (năm) điểm trở lên; xếp loại ở lớp 12 có học lực từ trung bình trở lên, hạnh kiểm từ khá trở lên;
b) Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị xét đặc cách của thí sinh; hồ sơ nhập viện, ra viện của bệnh viện từ cấp huyện trở lên (nếu bị tai nạn, bị ốm) hoặc xác nhận của UBND cấp xã nơi cu trú (nếu có việc đột xuất đặc biệt) và hồ sơ minh chứng về xếp loại học lực, hạnh kiểm ở lớp 12.
Đối tượng 3. Các đối tượng là vận động viên đủ điều kiện được xét đặc cách tốt nghiệp THPT theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 36/2019/NĐ-CP ngày 29 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ.
a) Chậm nhất 07 ngày sau buổi thi cuối cùng của kỳ thi, thí sinh phải nộp hồ sơ đặc cách cho Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh ĐKDT. Thủ trưởng đơn vị nơi thí sinh ĐKDT chịu trách nhiệm thu nhận và chuyển giao hồ sơ đặc cách chồ sơ GDĐT;
b) Hội đồng xét công nhận tốt nghiệp THPT xem xét, quyết định đặc cách cho thí sinh căn cứ hồ sơ và các quy định tại khoản 1,2 Điều này.