(HNMCT) - Sau khi dời đô từ Hoa Lư về vùng đất “rồng cuộn, hổ ngồi” và khai sáng kinh thành Thăng Long, công việc đầu tiên của Lý Công Uẩn là xây dựng kinh thành trên thành Đại La, tổ chức bộ máy của chế độ quân chủ. Nhà Lý trị vì Đại Việt hơn 200 năm (1009 - 1225) và cũng từng ấy năm Thăng Long có nhiều đổi thay.
(HNMCT) - Sau khi dời đô từ Hoa Lư về vùng đất “rồng cuộn, hổ ngồi” và khai sáng kinh thành Thăng Long, công việc đầu tiên của Lý Công Uẩn là xây dựng kinh thành trên thành Đại La, tổ chức bộ máy của chế độ quân chủ. Nhà Lý trị vì Đại Việt hơn 200 năm (1009 - 1225) và cũng từng ấy năm Thăng Long có nhiều đổi thay.
Dự kiến, triển lãm kéo dài từ ngày 4 đến ngày 10-9.
*Mời bạn đọc vào chuyên mục Xã hội xem các tin, bài liên quan.
Nông nghiệp Đại Việt thời Mạc phản ánh tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp nước Đại Việt dưới quyền cai quản của nhà Mạc trong khoảng thời gian từ 1527 đến 1592.
Cũng như các thời trước, kinh tế Đại Việt thời Mạc vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Về tổng thể, do tác động của chiến tranh trong phần lớn thời gian tồn tại, hoạt động nông nghiệp thời Mạc không có nhiều thành tựu lớn. Diện tích ruộng đất mà nhà Mạc làm chủ bị thu hẹp nhiều so với thời Lê Sơ: từ Thanh Hoá trở vào nam thuộc nhà Lê trung hưng và vùng Tuyên Quang trong tay chúa Bầu họ Vũ. Mặt khác, do tập trung vào chiến trường nên nhà Mạc cũng không thể dồn toàn tâm vào việc quản lý ruộng đất[1].
Đây là hình thức ban cấp ruộng đất cho các thành viên trong hoàng tộc. Nhiều văn bia để lại cho thấy có khá nhiều thành viên trong hoàng tộc nhà Mạc đã cúng hiến ruộng cho chùa.
Khác với thời Lê sơ - lộc điền chủ yếu dành cho quan lại - thời Mạc thì đối tượng được hưởng chủ yếu là binh lính để khuyến khích họ chiến đấu cho triều đình trong bối cảnh chiến sự liên miên. Tuy ban hành từ năm 1528 thời Mạc Thái Tổ nhưng đến năm 1543 thời Mạc Hiến Tông mới thực hiện được. Lộc điền chủ yếu lấy từ nguồn ruộng công ở các làng xã và ruộng chùa. Số lượng binh lính nhà Mạc thời điểm cao nhất là 12 vạn, mỗi người lính được 2 mẫu, diện tích lộc điền khoảng vài chục vạn mẫu. Ruộng cấp cho binh sĩ thường thuộc loại "nhất đẳng điền".
Là ruộng của những công thần và con cháu họ được hưởng truyền nối sang đời sau. Những ruộng thế nghiệp này được tư nhân hóa và mang bán công khai[2].
Chế độ quân điền thời Lê Thánh Tông về cơ bản đã bị phá sản từ cuối thời Lê Sơ. Tuy chính sách quân điền đã mất dần tác dụng nhưng nhà Mạc vẫn duy trì. Nhà Mạc chủ trương phân chia ruộng quân điền đồng đều cho mọi người, không phân biệt hạng dân. Một bộ phận khác trong ruộng công, đất công và đất hoang được kê khai, đo đạc và chia cho các hạng từ tướng, quân, quan, dân tới cả người già yếu, cô quả ở các địa phương được hưởng. Do ưu tiên chính sách binh điền để ban thưởng cho binh lính, ruộng đất dùng làm quân điền không còn nhiều[3], thậm chí có ý kiến cho rằng nhà Mạc không còn đủ ruộng đất để thực hiện chế độ quân điền[4].
Chế độ tư hữu ruộng đất thời Mạc có điều kiện phát triển tự do[5]. Trong nhiều năm kể từ đầu thế kỷ 16, chiến tranh triền miên, triều đình không có khả năng quản lý, vì vậy tình trạng lấn chiếm đất công ngày càng nhiều. Các làng xã bị tước hết quyền hành đối với ruộng công[6].
Tại các làng mạc thời nhà Mạc đã lập địa bạ. Nhà Mạc không những không khống chế mà còn khuyến khích, có chính sách cởi mở với việc phát triển ruộng tư. Việc mua bán đất đai tư nhân rất phổ biến và triều đình không đề ra biện pháp hạn chế hay cấm đoán nào[5].
Dù hình thức ruộng tư khá phổ biến trong xã hội - từ hoàng thân quốc thích tới quan lại và dân thường, nhưng hầu như không có chủ sở hữu lớn. Tầng lớp nông dân chiếm đa số trong các chủ sở hữu ruộng tư[7].
Các nhà nghiên cứu cho rằng: hiện tượng này một mặt phản ánh hậu quả của chiến tranh khiến hiệu lực quản lý của chính quyền tập trung giảm đi, nhưng mặt khác cũng cho thấy sự tăng trưởng của quan hệ hàng hóa và tiền tệ trong xã hội và phản ánh sự phát triển của tư hữu và ý thức tư hữu[8].
Ruộng chùa thời Mạc tồn tại khá phổ biến. Thời Mạc lại là thời kỳ phục hưng của Phật giáo, do đó ruộng chùa ngày càng nhiều. Nhiều ngôi chùa đổ nát được tu tạo và sau đó nhà chùa trở thành chủ sở hữu ruộng đất.
Trong số ruộng đất thuộc nhà chùa sở hữu có cả ruộng công (quan điền) do những người có ruộng cúng tiến lên chùa. Có nhiều thành viên hoàng tộc và quan lại mang ruộng cúng cho nhà chùa[2]. Tuy nhiên, các chùa lớn nhất cũng chỉ sở hữu khoảng 70 mẫu ruộng[9].
Thông tin về tình hình sản xuất nông nghiệp thời Mạc khá ít ỏi do bị cuộc chiến tranh Lê-Mạc chi phối.
Thời kỳ nhà Mạc mới nổi, sản xuất nông nghiệp phát triển tốt, đời sống nhân dân được ấm no. Sử sách chép những năm đầu thời Mạc "được mùa, nhà nhà no đủ, mọi người gọi là thời thái bình thịnh trị", "giá thóc rẻ hơn, thuế nhẹ dịch ít, tư pháp nghiêm minh, trộm cướp mất tăm…"[10].
Nhà Mạc quan tâm củng cố hệ thống đê điều chống lũ lụt, đào kênh mương dẫn nước tưới tiêu hoặc quai đê lấn biển, khai phá các bãi bồi ven biển. Các đoạn đê Chân Kim, đê Kinh Điền (Hải Phòng) hay đê Hà Nam (Hưng Yên, Quảng Ninh) vẫn được dân gian lưu truyền gọi là "đê nhà Mạc". Ngày nay vẫn còn dấu vết của các dòng kênh như kênh Voi ở An Lão, kênh Cái Riếc ở Vĩnh Bảo được khai đào từ thời Mạc[11].
Tuy nhiên, giai đoạn phồn thịnh kéo dài không lâu. Chiến tranh Lê-Mạc bùng nổ ngày càng lớn, nhà Mạc phải huy động nhân tài vật lực vào chiến tranh nên sản xuất nông nghiệp ít được quan tâm – dù nhà Mạc nắm trong tay vùng đất đai màu mỡ hơn nhà Lê. Sang thời Mạc Mậu Hợp lại ham hưởng lạc, bỏ chính sự, khiến việc làm đồng áng càng bị bê trễ. Ngoài ra, vào thời kỳ sau, Bắc Bộ còn phải chịu nhiều thiên tai lũ lụt, động đất. Do đó đời sống nhân dân cuối thời Mạc càng khó khăn[12].
Thời Đường, trị sở chính của An Nam đô hộ phủ là Tống Bình. Vùng đất này là trung tâm chính trị-hành chính. Đến năm 866, Tống Bình được đổi tên thành Đại La.
Năm 1010, vua Lý Công Uẩn cho dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La. Tới đất Đại La, vua trông thấy có hình ảnh rồng vàng bay lên trời, bèn quyết định đặt tên cho vùng đất này là Thăng Long. Thăng Long chính thức trở thành kinh đô của một nhà nước độc lập, thống nhất. Kinh thành Thăng Long được vua cho xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách. Vòng thành trong cùng bao bọc nơi ở của vua, gọi là Cấm thành. Vòng thành giữa bao bọc nơi nhà vua và triều đình làm việc, bao trọn cả Cấm thành, là Hoàng thành, hay còn gọi là Long thành. Vòng thành ngoài cùng bao bọc toàn bộ kinh đô Thăng Long, là khu vực thành thị chúng dân, gọi là Đại La thành. Từ thời nhà Lý (thế kỷ XI-XII), Thăng Long đã không chỉ trở thành trung tâm chính trị-hành chính-quân sự mà còn là trung tâm kinh tế-văn hóa lớn của cả nước, với lối quy hoạch phố phường kiểu bàn cờ mang tính khoa học cao.
Hình ảnh mặt bằng tổng thể của hệ thống cung điện thời Lý qua dấu vết khảo cổ.
Hình ảnh mặt bằng tổng thể của hệ thống cung điện thời Lý qua dấu vết khảo cổ.
Vào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV): Khi quyền lực về tay nhà Trần, vua Trần đã cho chỉnh đốn, sửa sang lại Hoàng thành Thăng Long. Hai vòng Cấm thành và Hoàng thành đều được nhà Trần tu sửa trên cơ sở thành cũ nhà Lý. Năm 1243, Trần Thái Tông cho đắp lại vòng thành trong cùng và gọi thành này là Phượng thành, hay Long Phượng thành, chính là Long thành thời Lý. Các vua thời Trần cũng cho xây dựng thêm rất nhiều công trình mới. Các cung điện dưới thời Trần được xây dựng với quy mô hoành tráng, có trình độ kỹ thuật cao. Thậm chí, trên các gác 2 (có thể) xây dựng hành lang rộng, nối từ công trình kiến trúc này tới công trình kiến trúc khác.
Các hiện vật tiêu biểu thời Trần tìm thấy trong đợt khai quật năm 2020.
Các hiện vật tiêu biểu thời Trần tìm thấy trong đợt khai quật năm 2020.
Năm 1368, vua Trần Dụ Tông cho xây dựng hành lang dài nối từ gác Nguyên Huyền tới cửa Đại Triều ở phía Tây. Với hành lang này, bá quan văn võ khi tiến triều yết kiến nhà vua đều có thể tránh nắng mưa. Dưới thời Trần, cùng với 3 lần bị giặc Nguyên Mông tràn vào đốt phá, lại gặp nhiều hỏa hoạn, lũ lụt nên khiến Thăng Long thời Trần nhiều lần bị tàn phá. Đây là thời kỳ triều đình phải tiêu tốn nguồn lực không nhỏ cho việc duy tu, tôn tạo và kiến thiết Hoàng thành.
Cuối thời Trần, Hồ Quý Ly dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa), đổi tên Thăng Long thành Đông Đô. Năm 1400, Hồ Quý Ly lên làm vua, lập ra nhà Hồ, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, đóng đô ở Thanh Hóa. Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly rơi vào tay giặc Minh, nước ta lại bị giặc Bắc đô hộ, thành Đông Đô bị nhà Minh đổi thành Đông Quan, hàm ý rằng nước ta chỉ là một phần trong lãnh thổ của chúng.
Vào thời nhà Lê (thế kỷ XV): Sau khi dẹp tan quân Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, mở ra triều đại nhà Lê. Lê Thái Tổ quyết định vẫn đóng đô tại thành Thăng Long cũ, nhưng đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh, hàm ý đó là kinh đô của một nhà nước độc lập, chứ không phải là phủ quan như ý muốn của nhà Minh. Hoàng thành thời nhà Lê được mở rộng gấp đôi so với Hoàng thành thời nhà Lý và thời nhà Trần.
Các hiện vật tiêu biểu thời Lê Sơ tìm thấy trong đợt khai quật năm 2020
Các hiện vật tiêu biểu thời Lê Sơ tìm thấy trong đợt khai quật năm 2020
Năm 1428, Lê Thái Tổ cho xây dựng lại một loạt cung điện làm nơi thiết triều, nơi nhà vua làm việc và nơi ở của vua. Nổi bật trong số đó là điện Kính Thiên, Cần Chính, Vạn Thọ. Sau đó, Lê Thái Tổ lại cho dựng nhiều cung điện lớn khác, như Hội Anh, Cẩn Đức, Tường Quang, Giảng Võ, Thúy Ngọc, Thừa Hoa, Kim Loan, Bảo Quang, Thừa Thiên...
Lê Hiến Tông, ông vua thứ 5 của triều đại Lê Sơ, trị vì từ năm 1497 đến năm 1504 đã cho xây dựng thêm nhiều cung điện tráng lệ: Thượng Dương, Giám Trị, Đồ Trị, Trường Sinh, hay điện Lưu Bôi với hệ thống dẫn nước từ xa về. Hoàng thành về cuối đời Lê càng được xây dựng bề thế, hoành tráng. Lê Tương Dực, vị vua thứ 8 của triều đại Lê Sơ yêu cầu Vũ Như Tô thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng tòa đại điện hơn trăm nóc, có Cửu Trùng đài sừng sững, đồ sộ. Phía trước tòa đại điện này là hồ nhân tạo rộng, thông với sông Tô Lịch. Thời kỳ này, Hoàng thành rơi vào giai đoạn bạo loạn triền miên, cung điện được xây dựng nhiều nhưng cũng bị đốt phá nhiều.
Vào thời Mạc (thế kỷ XVI): Nhà Mạc cho sửa sang thành trì, sai đắp thêm 3 lần lũy đất ngoài thành Đại La. Lũy đất này bắt đầu từ phường Nhật Chiêu (Nhật Tân), vòng qua Hồ Tây, tới khu Cầu Dừa, Cầu Dền (ô Chợ Dừa và ô Cầu Dền), kéo dài đến tận Thanh Trì. Lũy đất mới đắp rộng 25 trượng và cao hơn thành Thăng Long vài trượng. Ngoài lũy đất, nhà Mạc cho trồng tre làm lá chắn, lại đào tiếp 3 lần hào với những lũy tre nối tiếp nhau ken kín bờ. Như vậy, vòng thành đất này bao trọn cả khu vực Hồ Tây và là vòng thành lớn nhất trong lịch sử xây đắp thành lũy ở Kinh thành Thăng Long. Tuy nhiên, khi chiếm được Thăng Long, Trịnh Tùng đã san phẳng mọi thành lũy, đốt phá mọi cung điện có liên quan đến nhà Mạc. Năm 1592 là thời điểm Kinh thành Thăng Long bị hủy hoại tan hoang nhất.
Vào thời Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII-XVIII): Năm 1749, khi Kinh thành bị uy hiếp bởi nhiều cuộc khởi nghĩa do nông dân nổi dậy, chúa Trịnh Doanh sai đắp lại thành mới theo dấu tích thành Đại La cũ, đặt tên là thành Đại Đô. Thành Đại Đô mở 8 cửa, mỗi cửa đặt hai ô tả và hữu, phân phối binh lính canh giữ để phòng bị lúc yên ổn cũng như lúc nguy cấp. Như vậy, hơn 150 năm sau ngày bị phá hủy, Kinh thành Thăng Long lại trở về với kiến trúc ban đầu theo kiểu tam trùng thành quách.
Vào thời Tây Sơn (thế kỷ XVIII), sau khi lên ngôi, vua Quang Trung về đóng đô ở Huế. Thăng Long trở thành thủ phủ của trấn Bắc Thành. Hoàng thành Thăng Long bị đổ nát gần hết. Nhà Tây Sơn đã cho tu sửa, đắp lại những đoạn bị sụt đổ và làm thêm một số công trình mới.
Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây là một bài thơ và bài hát nhạc đỏ nổi tiếng.
Dưới đây là chia sẻ của tác giả bài thơ – cố nhà thơ Phạm Tiến Duật – về chính bài thơ này; cùng 4 clips với 4 cặp đôi trình diễn bài hát: NSND Thu Hiền & NSND Trung Đức, Phương Thảo & NSUT Đăng Dương, Anh Thơ & Việt Hoàn, và Tạ Quang Thắng & Thùy Chi.
Mời các bạn cùng thưởng thức nhé.
Chúc các bạn một ngày tốt lành.
ĐÔI CHI TIẾT VỀ BÀI THƠ TRƯỜNG SƠN ĐÔNG – TRƯỜNG SƠN TÂY
VNQĐ online: Bài viết này được cố nhà thơ Phạm Tiến Duật viết khi ông còn sống, với những kỉ niệm nhỏ xung quanh bài thơ nổi tiếng “Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây”.VNQĐ online xin trân trọng giới thiệu lại cùng bạn đọc:
Bài thơ Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây tôi sáng tác hồi cuối năm 1969 tại một làng nhỏ bên bờ sông Son của tỉnh Quảng Bình, làng Cổ Giang, một làng nghèo khó mà nền nếp. Cái làng ấy ở không xa nơi cổng đường 20 xe ngang dãy núi Trường Sơn. Thấm thoát đã gần ba mươi năm rồi. Tuổi đất, tuổi người dài ra cũng ối chuyện mà tuổi tác phẩm – của bất kỳ ai – dài ra cũng không ít chuyện.
Từ nhiều năm nay, trong các băng nhạc Karaoke có chạy bài hát cùng tên phổ thơ tôi do nhạc sĩ Hoàng Hiệp làm nhạc. Câu thơ Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ của bài thơ ấy được băng hình đánh chữ là Cái gạt nước xua tan nỗi nhớ. “Xua tan” như thế thì còn gì là tình yêu. Băng hình không chỉ “xua tan” nỗi nhớ mà còn “xua tan” cả thơ ca nữa. Lỗi ấy của người làm băng chứ không phải của nhạc sĩ. Cũng phải nói thêm rằng những người làm băng ấy vi phạm bản quyền, phớt lờ tác giả. Câu chuyện ấy chỉ làm tôi buồn cười chứ lạ sao không thấy bực mình. Thì văn hóa tới đâu thì làm tới đó, chứ biết làm sao. Mà họ có làm văn hóa đâu, họ làm kinh tế đấy chứ. Một thời ngỡ tưởng gần mà đã hóa ra xa.
Ở bài hát, Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây là một bản tình ca trong chiến tranh. Một anh, một chị yêu nhau trong xa cách. Còn ở tác phẩm thơ, yếu tố tình ca trộn lẫn với quân ca. Có tám dòng thơ nhạc sĩ không phổ. Ở khổ thứ hai từ trên xuống. Một dãy núi mà hai màu mây/Bên nắng bên mưa khí trời cũng khác/Như anh với em như Nam với Bắc/ Như đông với tây một dải rừng liền. Và ở khổ thứ hai từ dưới lên: Đông sang tây không phải đường thư/Đường chuyển đạn và đường chuyển gạo/ Đông Trường Sơn cô gái ba sẵn sàng xanh áo/ Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh. Như vậy, trong thơ không chỉ có hai người mà còn có hai lực lượng. Ba chữ như ở đoạn trên nói rằng đây chỉ là ví dụ mà thôi. Âm nhạc viết theo thể hát nói trữ tình đã cộng hưởng rất đẹp với thơ.
Cả bài thơ, như đã nói, làm xong cuối năm 1969, nhưng hai dòng đầu tiên thì có trước đó gần hai năm. Bây giờ, nhận vật tạo hứng cho thơ đang sống ở Hà Nội, một họa sĩ đã thành danh. Hồi ấy, anh ta yêu một cô y tá ở phía đông Trường Sơn. Ngồi chung một ca-bin xe đi sang phía tây, suốt đường anh ta nhắc đến người yêu. Nỗi nhớ của anh ra lây lan sang cả tôi, sang cả người lái xe. Mãi đến khi trời mưa, cái gạt nước phía trước mặt đã giúp tôi viết hai dòng đầu tiên: Anh lên xe trời đổ con mưa/Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ.
Bài thơ được viết sau nhiều chặng đường vượt rừng gian nan. Cho đến nỗi, nếu chưa từng ở rừng, vượt rừng thì khó bề thông cảm hết với thơ ấy, bài ấy. Chẳng hạn như câu này: Nước khe cạn, bướm bay lèn đá không phải là một câu thơ tả đẹp mà là một quan sát đáng run sợ của lính trinh sát. Nếu thấy cảnh ấy vào lúc chập chiều thì cầm chắc là đói vì không thể có nước nấu cơm. Mười cây số vuông quanh đí không thể có nguồn nước. Hay là câu này: Muỗi bay rừng già cho dài tay áo, một bạn Việt kiều và một nhà thơ Pháp đã dịch là Muỗi bay, mọi người mặc áo măng tô vào thì thật buồn cười. Họ không đi lính thì trách sao được.
Nhà thơ Phạm Tiến Duật (thứ 2 bên phải) tại Hội nghị mừng công của Bộ đội Trường Sơn mùa khô 1970-1971.
Bây giờ, đọc lại nghe lại, như một người ngoài cuộc vô cảm tôi vẫn thấy trong lòng bồi hồi. Từ nhiều năm nay thật nhiều bài thơ người ta gọi là thơ tình, nhiều ca khúc người ta gọi là tình ca. Nhưng sao nghe chỉ thấy tán tỉnh, có lúc tán tỉnh đến thô lỗ. Thấy quá nhiều sự ích kỷ nhuộm vào các câu chữ. Nhớ lại thời ấy, không phải để tự khen mình và đồng đội của mình mà rưng rưng cảm động. Hình như, không yêu được số đông người thì cũng khó mà yêu lấy một người. Sự ích kỷ với thiên hạ có chứa lực phản.
Không, không chỉ một tôi viết Trường Sơn Đông – Trường Sơn Tây mà cả con muỗi, con bướm, cái gạt nước, ngọn măng rừng và đồng đội của chúng ta cùng viết.
TRƯỜNG SƠN ĐÔNG – TRƯỜNG SƠN TÂY
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Ðường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Ðông nhớ Trường Sơn Tây
Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác Như anh với em, như Nam với Bắc Như Ðông với Tây một dải rừng liền
Trường Sơn Tây anh đi, thương em Bên ấy mưa nhiều, con đường gánh gạo Muỗi bay rừng già cho dài tay áo Rau hết rồi, em có lấy măng không?
Em thương anh bên ấy Tây mùa Ðông Nước khe cạn, bướm bay lèn đá Biết lòng anh say miền đất lạ Chắc em lo đường chắn bom thù
Anh lên xe, trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt mối riêng tư
Ðông sang Tây không phải đường thư Ðường chuyển đạn và đường chuyển gạo Ðông Trường Sơn, cô gái “ba sẵn sàng” xanh áo Tây Trường Sơn bộ đội áo màu xanh
Từ nơi em gửi tới nơi anh Những đoàn quân trùng trùng ra trận Như tình yêu nối lời vô tận Ðông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn
Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Nhạc: Hoàng Hiệp Lời: Phạm Tiến Duật
Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai đầu xa thẳm Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây.
Trường Sơn Tây anh đi… Thương em, thương em bên ấy mưa nhiều Con đường (là) gánh gạo Muỗi bay rừng già cho dài (mà) tay áo Hết rau rồi em có lấy măng không.
Còn em thương bên Tây anh mùa Đông Nước khe cạn bướm bay (i) lèn đá Biết lòng anh say miền đất lạ (Là) chắc em lo đường chắn bom thù.
Anh lên xe trời đổ cơn mưa Cái gạt nước xua đi nỗi nhớ Em xuống núi nắng về rực rỡ Cái nhành cây gạt mối riêng tư.
Từ bên em đưa sang bên nơi anh Những binh đoàn nối nhau ra tiền tuyến Như tình yêu nối lời vô tận Đông Trường Sơn nối Tây Trường Sơn.
NSND Thu Hiền & NSND Trung Đức – Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Phương Thảo & NSUT Đăng Dương – Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Anh Thơ & Việt Hoàn – Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây
Tạ Quang Thắng & Thùy Chi – Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây (Giai Điệu Tự Hào) https://www.youtube.com/watch?v=XCFSP7z8iBg