Cán Bộ Công Chức Đi Nước Ngoài

Cán Bộ Công Chức Đi Nước Ngoài

Lựa chọn website...Bộ y tế Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y TếCục Quản lý DượcSở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh Sở Giáo dục Tp Hồ Chí MinhSở Kế hoạch và đầu tư TP HCMSở Lao động thương binh và xã hội TP Hồ Chí MinhSở Nội vụ Thành phố Hồ Chí MinhSở Tài chính - Thành phố Hồ Chí MinhSở Tài Nguyên Môi Trường - Hồ Chí MinhSở Thông tin và Truyền Thông TP.Hồ Chí MinhSở Tư pháp TP Hồ Chí MinhUBND TP Hồ Chí Minh

Lựa chọn website...Bộ y tế Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y TếCục Quản lý DượcSở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh Sở Giáo dục Tp Hồ Chí MinhSở Kế hoạch và đầu tư TP HCMSở Lao động thương binh và xã hội TP Hồ Chí MinhSở Nội vụ Thành phố Hồ Chí MinhSở Tài chính - Thành phố Hồ Chí MinhSở Tài Nguyên Môi Trường - Hồ Chí MinhSở Thông tin và Truyền Thông TP.Hồ Chí MinhSở Tư pháp TP Hồ Chí MinhUBND TP Hồ Chí Minh

Cán bộ, công chức tự ý đi du lịch nước ngoài bị xử lý thế nào?

Hiện nay văn quy định về việc quản lý cán bộ, công chức ra nước ngoài sẽ do Ủy ban Nhân dân tỉnh ban hành. Đồng thời, nếu cán bộ, công chức đã là Đảng viên thì trước khi đi du lịch nước ngoài, cần phải xin phép cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở theo quy định.

Các trường hợp sau đều bị coi là vi phạm quy định đảng viên đi ra nước ngoài (theo Quy định 228/QĐ-TW năm 2014):

1. Tự ý đi nước ngoài không xin phép, trốn đi ra nước ngoài;

2. Đi sai mục đích so với đơn xin phép trước khi đi nước ngoài;

3. Khi về nước không báo cáo kết quả chuyến đi;

4. Xin đi nước ngoài rồi trốn ở lại không về nước.

Điểm d Khoản 1 Điều 26 Quy định 102/QĐ-TW năm 2017 quy định Đảng viên vi phạm một trong các trường hợp sau gây hậu quả ít nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức khiển trách:

Tự ý ra nước ngoài mà không báo cáo hoặc chưa được sự đồng ý của cấp ủy trực tiếp quản lý và cấp ủy nơi sinh hoạt.

Như vậy, khi đi du lịch nước ngoài cán bộ, công chức phải xin phép cấp trên của mình, nếu là Đảng viên thì cần phải xin phép thêm cấp ủy, tổ chức đảng ở cơ sở. Trường hợp đi du lịch nước ngoài mà không xin phép thì cán bộ, công chức có thể bị xử lý kỷ luật theo quy định của Luật Cán bộ, công chức; trường hợp là Đảng viên thì có thể bị xử lý kỷ luật Đảng bằng hình thức khiển trách nếu gây hậu quả ít nghiêm trọng.

TPO - Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cấp có thẩm quyền xét duyệt cho phép đi nước ngoài về việc công không quá 2 lần trong một năm. Trường hợp đặc biệt phải đi nước ngoài về việc công hơn 2 lần/năm phải được cấp có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm.

Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi vừa có công văn khẩn chỉ đạo việc triển khai thực hiện Quy định 2184 ngày 16/9/2024 của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về quản lý và xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đi nước ngoài.

Theo đó, Chủ tịch UBND TPHCM giao thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiên cứu và triển khai thực hiện Quy định 2184 theo đúng quy định của Đảng và pháp luật hiện hành. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo UBND TPHCM (thông qua Sở Nội vụ) để xem xét, giải quyết.

Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi tình hình thực hiện nội dung chỉ đạo này; chịu trách nhiệm hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện theo đúng quy định; kịp thời báo cáo, đề xuất UBND TPHCM các nội dung vượt thẩm quyền.

Quy định 2184 về quản lý và xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM quy định rõ đối tượng áp dụng là cán bộ diện Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM quản lý; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở các đơn vị còn lại do các cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, ban hành quy định theo phân cấp quản lý cán bộ.

Việc chọn, cử, cho phép cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đi nước ngoài phải xuất phát từ yêu cầu thật cần thiết, tránh trùng lắp, triệt để tiết kiệm, bảo đảm an ninh, bí mật quốc gia, bí mật cơ quan đã và đang công tác; việc đi nước ngoài không ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình thực thi công vụ của cơ quan, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Nội dung, thời hạn nộp báo cáo của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cử, cho phép đi nước ngoài là cơ sở để cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét, quyết định cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đi nước ngoài lần sau.

Việc mời, xin phép và cho phép đi nước ngoài phải thể hiện bằng văn bản; tổ chức, cá nhân liên quan đến chuyến đi có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác tài liệu, thông tin cần thiết để cấp thẩm quyền xem xét, quyết định.

Việc cử, cho phép cán bộ, đảng viên đi nước ngoài phải thực hiện đúng Quy định 86/2022 của Ban Bí thư về nhiệm vụ của đảng viên và công tác quản lý đảng viên ở nước ngoài, Quy định 58/2022 của Bộ Chính trị quy định một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng và các quy định về quản lý xuất cảnh, nhập cảnh hiện nay.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được cấp có thẩm quyền xét duyệt cho phép đi nước ngoài về việc công không quá 2 lần trong một năm. Trường hợp đặc biệt phải đi nước ngoài về việc công hơn 2 lần/năm phải được cấp có thẩm quyền quyết định và chịu trách nhiệm.

Không bố trí 2 lãnh đạo chủ chốt của một cơ quan, đơn vị, địa phương cùng tham gia một đoàn công tác nước ngoài, trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền xem xét, cho phép.

Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nghỉ phép đi nước ngoài về việc riêng theo đúng quy định của pháp luật về lao động.

Bước 1: Cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC, VC) hoàn thiện hồ sơ theo hướng dẫn dưới đây và nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả (TN&TKQ) Trung tâm Hành chính công tỉnh. Bộ phận TN&TKQ Trung tâm Hành chính công tỉnh kiểm tra thành phần hồ sơ; Nếu thành phần hồ sơ chưa đầy đủ và chưa đúng quy định, Bộ phận TN&TKQ yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Bộ phận TN&TKQ Trung tâm Hành chính công ghi phiếu biên nhận trong đó nêu rõ ngày trả kết quả.

Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Ngoại vụ làm văn bản trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh giải quyết đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh; Cán bộ, công chức, viên chức không thuộc thẩm quyền quyết định của Tỉnh ủy, UBND tỉnh thì Giám đốc Sở Ngoại vụ được ủy quyền ký giải quyết tại Sở Ngoại vụ.

Bước 3: CB,CC,VC, LLVT đến Bộ phận TN&TKQ Trung tâm Hành chính công tỉnh để nhận kết quả theo thời gian ghi trên biên nhận.

b) Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh hoặc qua đương bưu điện.

- Trường hợp đi công tác, học tập kinh nghiệm nước ngoài:

+ Văn bản đề nghị cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài (bản chính) của cơ quan chủ quản. Trong đó:

Nêu rõ thành phần đi công tác, học tập ở nước ngoài. Nếu có yêu cầu cấp hộ chiếu công vụ cho chuyến công tác thì phải nêu rõ loại công chức, mã ngạch, ngạch, bậc, hệ số lương trong văn bản.

Thời gian đi và về của chuyến công tác, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.

Nêu rõ mục đích của chuyến công tác, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.

Nêu rõ kinh phí của chuyến đi công tác, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài do cá nhân hay tổ chức mời tài trợ.

Nêu rõ xuất cảnh, nhập cảnh ở sân bay hay cửa khẩu nào.

+ Thư mời và các văn bản liên quan đến chuyến công tác.

- Trường hợp đi tham quan, du lịch nước ngoài

+ Văn bản đề nghị cho cán bộ, công chức, viên chức đi du lịch ở nước ngoài (bản chính) của cơ quan chủ quản. Trong đó:

Nêu rõ thành phần đi du lịch ở nước ngoài.

Thời gian đi và về của chuyến đi du lịch ở nước ngoài.

Nêu rõ xuất cảnh, nhập cảnh ở sân bay hay cửa khẩu nào.

Đơn xin nghỉ phép đi du lịch nước ngoài.

- Trường hợp đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài

Đối với cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài từ 02 tháng trở lên phải gửi sơ yếu lý lịch về Sở Nội vụ trước 30 ngày tính đến ngày nhập học để xác minh lý lịch.

d) Thời gian giải quyết: 03 ngày làm việc đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc Sở Ngoại vụ, 05 ngày làm việc đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh và 10 ngày làm việc đối với các trường hợp phải xin ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

đ) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

e) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:          Tỉnh ủy, UBND tỉnh hoặc Sở Ngoại vụ.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Phước.

g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính hoặc văn bản chấp thuận.

i) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.

k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị.

l) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam.

- Nghị định số 94/2015/NĐ-CP ngày 16/10/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ về xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam.

- Quyết định số 288-QĐ/TU ngày 8/6/2016 của Tỉnh ủy Bình Phước về việc ban hành Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

- Quyết định số 54/2013/QĐ-UBND ngày 04/12/2013 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định trình tự, thủ tục mở lớp và cử cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng.

- Quyết định số 06/2016/QĐ-UBND ngày 25/01/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Phước./.